".... Chính phủ nhất quán chính sách ổn định giá trị đồng tiền. Để hỗ trợ cho xuất khẩu, Chính phủ không bao giờ, chưa bao giờ có chủ trương phá giá đồng tiền”, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định.

'Chính phủ không bao giờ, chưa bao giờ có chủ trương phá giá đồng tiền'

VGP | 27/10/2018, 20:52

".... Chính phủ nhất quán chính sách ổn định giá trị đồng tiền. Để hỗ trợ cho xuất khẩu, Chính phủ không bao giờ, chưa bao giờ có chủ trương phá giá đồng tiền”, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định.

Mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh

Tham gia giải trình với Quốc hội vào chiều27.10 tại hội trường, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định: “Chính phủ không hề có động thái nào về nới lỏng kiểm soát lạm phát. Chính phủ phải đẩy mạnh xã hội hoá việc cung cấp các dịch vụ công nên việc đặt ra kiểm soát lạm phát khoảng 4% là cần thiết”.

Kiểm soát lạm phát cũng là một trong các giải pháp để tiếp tục kiên định chủ trương ổn định kinh tế vĩ mô mà Đảng, Quốc hội đã xác định ngay từ đầu nhiệm kỳ. Phó Thủ tướng nhấn mạnh ổn định vĩ mô là nhiệm vụ hàng đầu của Chính phủ, bảo đảm các cân đối lớn về thu chi ngân sách, cung cấp điện, thanh toán vãng lai, dự trữ ngoại hối đang ở mức 60 tỉUSD, giữ mặt bằng lãi suất và giảm lãi suất ở những lĩnh vực ưu tiên, điều hành tỷ giá thận trọng, theo tín hiệu thị trường, phối hợp tốt các giải pháp điều hành chính sách tài khoá, tiền tệ và ngoại thương.

“Đặc biệt, Chính phủ nhất quán chính sách ổn định giá trị đồng tiền. Để hỗ trợ cho xuất khẩu, Chính phủ không bao giờ, chưa bao giờ có chủ trương phá giá đồng tiền”, Phó thủ tướng khẳng định.

Việc ổn định kinh tế vĩ mô sẽ giúp Chính phủ củng cố hơn nữa nền tảng tăng trưởng, tăng cường sự chống chịu của hệ thống ngân hàng trước sức ép của căng thẳng thương mại, sức ép gia tăng lãi suất của các nền kinh tế thế giới, đồng thời cơ cấu lại các lĩnh vực, ngành còn nhiều hạn chế, yếu kém.

Ngoài ra, Chính phủ đang tính toán các động lực cho tăng trưởng từ nay tới năm 2020, trước khi xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030.

Chia sẻ với các đại biểu quốc hội về chất lượng tăng trưởng kinh tế của quốc gia, Phó thủ tướng nêu rõ mục tiêu xuyên suốt của Chính phủ là phải tăng trưởng kinh tế nhanh, rút ngắn khoảng cách giữa Việt Nam với các nước nhưng phải bảo đảm tăng trưởng bền vững theo các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và thực hiện các mục tiêu tăng trưởng bền vững mà Liên hợp Quốc đã quyết nghị.

Để thực hiện Nghị quyết của Trung ương Đảng, Nghị quyết số 24 của Quốc hội về cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo thực hiện quyết liệt, nhất là trong 3 năm qua với chuyển biến tích cực, rõ rệt và quan trọng là đi đúng hướng.

Theo Phó thủ tướng, tăng trưởng của kinh tế toàn diện ở 3 khu vực nông nghiệp - công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Ngay trong khu vực nông nghiệp, tăng trưởng đều ở tất cả các khu vực chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ hải sản, lâm nghiệp, trồng trọt thể hiện rõ kết quả của cơ cấu lại ngành này.

Tăng trưởng của khu vực công nghiệp giảm dần phục thuộc vào lĩnh vực khai khoáng, dựa nhiều vào vai trò động lực của lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo. Du lịch - dịch vụ phát triển với nhiều ấn tượng về số lượng khách quốc tế.

Ngoài ra, tăng trưởng không chỉ dựa vào đầu tư xuất khẩu mà còn dựa vào thị trường trong nước với mức tăng 2 con số. Năm nay tăng trưởng của thị trường nội địa tương đương với mức tăng của xuất khẩu ở mức 11-12%. Tăng năng suất lao độngđang ở mức cao nhất trong khu vực, trung bình 3 năm tăng 5,62%, vượt xa mức 4,35% của 5 năm trước và chỉ tiêu 5%. TFP (năng suất các nhân tố tổng hợp) tăng lên, bình quân đạt 42,1% so với 33,5% và hơn cả mục tiêu đặt ra từ 30-35%. Chỉ số ICOR (hiệu quả sử dụng vốn đầu tư) đã tốt hơn, giảm từ mức 6,91 xuống 6,32 và sức cạnh tranh của nền kinh tế tăng lên, 3 năm vừa rồi có thứ hạng cao về xếp hạng môi trường cạnh tranh quốc gia.

Nguy cơ tụt hậu còn hiện hữu

Tuy nhiên, Phó thủ tướng thẳng thắn: “Chất lượng tăng trưởng nhanh nhưng còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu, không cố gắng thì nguy cơ tụt hậu vẫn còn hiệu hữu”.

Đó là chất lượng thể chế, hạ tầng còn nhiều hạn chế. Chỉ số đổi mới khoa học công nghệ còn thấp, năng suất lao động tuy tăng nhanh nhưng so với các nước trong khu vực còn thấp. Chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp - dịch vụ còn chậm, không tương thích với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Năng suất lao động tăng do vốn, đầu tư và một phần phụ thuộc đầu tư nước ngoài.

Để bảo đảm tăng trưởng bền vững theo Nghị quyết của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện Chương trình quốc gia tăng năng suất lao động, tăng cường cơ cấu lại kinh tế, chuyên đổi mô hình tăng trưởng, chú trọng cả thị trường quốc tế và trong nước, tăng cường đổi mới sáng tạo, đẩy nhanh tăng trưởng khu vực kinh tế tư nhân để khối này trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế, thu hút FDI chọn lọc có liên kết với doanh nghiệp trong nước...

Phó thủ tướng cũng cho biết thêm Chính phủ quan tâm chỉ đạo ổn định và phát triển thị trường tài chính, giúp các chỉ tiêu “đi trước” kế hoạch 5 năm.

Cụ thể, quy mô thị trường chứng khoán hiện nay đã chiếm tới 80% GDP, vượt xa chỉ tiêu 70% GDP vào năm 2020, hỗ trợ cho ngân hàng cung ứng vốn cho nền kinh tế. Nợ xấu trong bảng cân đối khoảng 2% so với mức 2,56% vào đầu năm nay. Tính chung nợ xấu của toàn hệ thống hiện chỉ khoảng 6% và tiếp tục thực hiện Đề án số 1058 về cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020.

Thực hiện Nghị quyết số 07 của Bộ Chính trị về cơ cấu lại thu chi ngân sách và bảo đảm an toàn nợ công, Chính phủ đã thực hiện các giải pháp đưa các chỉ tiêu nợ công quay trở lại các chỉ số an toàn.

Riêng với nợ nước ngoài của quốc gia, Phó thủ tướng cho biết trong cơ cấu này, nợ của Chính phủ đã giảm xuống 40% và 60% còn lại là nợ của khối tư nhân. Chính phủ đã có phương án để kiểm soát tốt nợ nước ngoài của quốc gia trong thời gian tới.

Theo VGP
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
5 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
'Chính phủ không bao giờ, chưa bao giờ có chủ trương phá giá đồng tiền'