David Ignatius là cây viết chuyên bàn về chính sách đối ngoại trên The Washington Post. Ông vừa có bài viết phân tích về chiến lược của phương Tây và Nga tại Ukraine.

Chiến lược của phương Tây và Nga tại Ukraine: Ai thắng khi cả hai cùng thi gan chờ mùa đông?

Anh Tú (lược dịch) | 15/07/2022, 10:54

David Ignatius là cây viết chuyên bàn về chính sách đối ngoại trên The Washington Post. Ông vừa có bài viết phân tích về chiến lược của phương Tây và Nga tại Ukraine.

Tổng thống NGa Vladimir Putin đang đặt cược rằng một cuộc chiến kéo dài ở Ukraine sẽ khiến các đối thủ của ông kiệt sức sớm hơn so với Nga. Ông ấy có thể đúng, nhưng có nhiều cách để Mỹ và các đồng minh của họ làm rối chiến lược này.

Con át chủ bài của phương Tây là sức mạnh kinh tế cơ bản - nếu họ có thể tập hợp ý chí để thực hiện nó. Tổng thống Biden vào ngày 24.2 - ngày chiến tranh bắt đầu, cho biết ông sẽ “áp đặt những trừng phạt nghiêm trọng lên nền kinh tế Nga, cả ngay lập tức và từng bước theo thời gian… Chúng ta sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của họ trong một nền kinh tế công nghệ cao của thế kỷ 21”.

Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin nhấn mạnh vào ngày 25.4: “Chúng tôi muốn thấy Nga suy yếu đến mức không thể làm những việc như đã làm khi tấn công Ukraine”. Tướng Mark A. Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, cũng phát biểu tương tự về việc chiến thắng trong một cuộc xung đột rất có thể kéo dài nhiều năm.

Nhưng phương Tây chưa bao giờ quá giỏi trong việc kiên nhẫn với chiến lược. Và bạn có thể cảm nhận được sự lo lắng của các quan chức Mỹ và châu Âu vào mùa hè này rằng người Nga, đã phải chịu đựng nhiều đau khổ, sẽ có thể thi gan với phương Tây trên chiến trường ở Ukraine và vô hiệu hóa các lệnh trừng phạt ở quê nhà. Theo đánh giá ngày càng phổ biến, chiến tranh càng kéo dài thì cơ hội của Nga càng trở nên khả quan hơn. Phương Tây, có vẻ như, đang tham gia một bế tắc tốn kém, tốt nhất là bỏ cuộc.

Vậy làm cách nào mà phương Tây có thể đảo ngược sự bi quan của tháng 7 để đến mùa đông, chính nước Nga đang cảm thấy lạnh hơn là Ukraine? Câu trả lời khôn ngoan nhất là thực thi các biện pháp trừng phạt kinh tế đó để kẹp chặt Nga như một cái ghim thép. Điều đó sẽ tạo nên điểm yếu chiến lược lớn nhất của Nga: đó là lực lượng của nước này trải dài rất mỏng trên một địa hình rộng lớn.

Bằng chứng tốt nhất cho thấy các biện pháp trừng phạt đang phát huy tác dụng, mặc dù chậm, đến từ chính các quan chức Nga. Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov thừa nhận vào tháng trước: "Tình hình không dễ dàng". Herman Gref, người đứng đầu Sberbank, ngân hàng lớn nhất của Nga, cảnh báo: "Chúng ta có thể cần khoảng một thập niên để đưa nền kinh tế (trở lại) mức năm 2021". Đồng thời, ông nói với các nhà báo gần đây rằng các chuyến hàng đến Nga đã giảm gấp sáu lần vì các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo nói với tôi hôm thứ năm: “Chúng ta cũng đang chơi một trò chơi dài hơi. Bà lưu ý rằng Mỹ đã tập hợp một liên minh gồm ba chục quốc gia để ủng hộ các lệnh trừng phạt, bà lưu ý, với kết quả mỹ mãn này: Xuất khẩu chất bán dẫn sang Nga đã giảm 74% so với một năm trước”. Bà Raimondo nhận xét: “Quý vị không thể duy trì một quân đội hiện đại nếu không có chất bán dẫn”.

Do giá năng lượng cao nên Nga vẫn có tiền mặt. Nhưng ngày càng khó khăn hơn đối với Moscow để mua những gì họ cần do các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của phương Tây. Một quan chức cấp cao của Bộ Thương mại Mỹ nói với tôi rằng các sản phẩm bị cấm xuất khẩu từ Mỹ sang Nga - về cơ bản là bất cứ thứ gì cần thiết cho quân đội, các công ty công nghệ hoặc lĩnh vực năng lượng của Nga - đã giảm 95,9% về khói lượng so với một năm trước.

Chính quyền Biden có thể lạc quan quá mức về hiệu quả của các lệnh trừng phạt. Nhưng một nghiên cứu vào tháng trước của Viện Kinh tế Quốc tế Peterson cho thấy tác động đáng kể. Sử dụng dữ liệu xuất khẩu từ 54 quốc gia (chiếm 90% nhập khẩu của Nga vào năm ngoái), họ phát hiện ra rằng xuất khẩu của các quốc gia tham gia trừng phạt sang Nga đã giảm 60% kể từ nửa cuối năm 2021 - và xuất khẩu từ các quốc gia không tham gia trừng phạt cũng giảm 40%.

Có một số vẫn được lấp đầy thông qua các công ty được cho là bình phong và trung gian nhưng ít hơn dự kiến. Bà Raimondo nói với tôi: “Chúng tôi chưa thấy bất kỳ quốc gia nào nỗ lực chấm dứt việc kiểm soát xuất khẩu của chúng tôi, bao gồm cả Trung Quốc và Iran”.

Sự hỗ trợ của nước ngoài dành cho các công ty truyền thông và công nghệ của Nga đang dần bốc hơi. Ericsson và Nokia đã cắt giảm hoạt động ở đó; Đáng ngạc nhiên hơn, gã khổng lồ điện thoại di động Trung Quốc Huawei cũng vậy. Microsoft không chỉ dừng hoạt động kinh doanh của mình ở Nga; họ còn đang tích cực hoạt động để ngăn chặn các cuộc tấn công mạng từ Nga...

...Theo Bộ trưởng Bộ Giao thông Nga Vitaly Savelyev, các biện pháp trừng phạt “trên thực tế đã phá vỡ tất cả các hoạt động hậu cần ở đất nước chúng ta. Trên lĩnh vực hàng không: Mỹ và châu Âu đã cấm các bộ phận hoặc dịch vụ đối với hàng trăm máy bay phản lực Boeing và Airbus hoạt động tại Nga, buộc các hãng hàng không Nga phải cắt giảm mạnh các chuyến bay và cắt giảm đội bay của họ. Tháng trước, một nhà quản lý hàng không của Liên minh châu Âu cho biết ông “rất lo lắng” về sự an toàn của các máy bay phương Tây ở Nga.

Hãy tưởng tượng rằng bằng cách nào đó, bất chấp các lệnh trừng phạt, Nga vẫn tiếp tục với cuộc tấn công quyết liệt vào Ukraine. Sau đó là gì? Để nghĩ về những vấn đề tiềm ẩn dành cho Tổng thống Putin, chỉ cần nhìn vào bản đồ. Cho đến nay, Nga là quốc gia lớn nhất trên thế giới. Để hỗ trợ cuộc chiến bất chấp và mạo hiểm ở Ukraine, ông Putin đã rút bớt các lực lượng khỏi Viễn Đông, Baltic, vùng đất rộng lớn giáp với Nam Á (chắc tác giả chưa nhìn kỹ bản đồ vì Nga không giáp với nước nào ở Nam Á cả). Ông ấy có một đất nước đang trong đà suy thoái và quá ít người để bảo vệ lãnh thổ.

Tổng thống Putin đang chơi mạnh tay. Nhưng ông ta đang giữ ít quân bài đáng tin có khả năng xuất hiện.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
6 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chiến lược của phương Tây và Nga tại Ukraine: Ai thắng khi cả hai cùng thi gan chờ mùa đông?