Chi tiêu của Trung Quốc cho R&D (nghiên cứu và phát triển) đã tăng 10,3% lên 2,44 nghìn tỉ nhân dân tệ (378 tỉ USD) vào năm 2020, theo Cục Thống kê Quốc gia của nước này.

Chi tiêu của Trung Quốc cho R&D đạt mức kỷ lục 378 tỉ USD

Hoàng Phương | 02/03/2021, 11:37

Chi tiêu của Trung Quốc cho R&D (nghiên cứu và phát triển) đã tăng 10,3% lên 2,44 nghìn tỉ nhân dân tệ (378 tỉ USD) vào năm 2020, theo Cục Thống kê Quốc gia của nước này.

101728633-147238295.jpg
Công nhân trong nhà máy Foxconn ở Thâm Quyến, Trung Quốc

Cục này cho biết trong một thông cáo báo chí vào ngày Chủ nhật rằng chi tiêu cho R&D, nhằm phát triển các dịch vụ hoặc sản phẩm mới, chiếm 2,4% tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc.

Đây là một kỷ lục mới đối với Trung Quốc, tuy nhiên đây là mức tăng trưởng chậm nhất trong vòng 5 năm và đã giảm so với mức tăng 12,5% vào năm 2019.

Cục cho biết đến cuối năm 2020, Trung Quốc có 522 “phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia” cùng 350 “trung tâm nghiên cứu kỹ thuật quốc gia” đang hoạt động.

Họ nói thêm rằng khoảng 457.000 dự án đã được Quỹ Khoa học Tự nhiên Quốc gia Trung Quốc tài trợ vào năm ngoái và 3,6 triệu bằng sáng chế đã được cấp, tăng từ 40% vào năm 2019.

Ngược lại, Mỹ đang có kế hoạch chi khoảng 134 tỉ USD cho R&D vào năm 2020, theo một báo cáo từ Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ vào tháng 3 năm ngoái. Số liệu chi tiêu chính thức cho R&D vẫn chưa được Mỹ công bố.

Là một quốc gia ít dân hơn đáng kể so với Trung Quốc, Vương quốc Anh đã chi 11,4 tỉ bảng Anh (15,9 tỉ USD) cho R&D vào năm 2020, nhưng họ đang có kế hoạch tăng gấp đôi chi tiêu này lên 22 tỉ bảng Anh (30,6 tỉ USD) vào năm 2024 hoặc 2025.

Đẩy mạnh chủ quyền công nghệ

Trong vài năm qua, Mỹ đã áp đặt một số chính sách nhằm hạn chế sự phát triển nhanh chóng của Trung Quốc.

Chính phủ đã đưa hàng chục công ty Trung Quốc vào danh sách đen và đã chặn nguồn cung chip toàn cầu cho gã khổng lồ thiết bị viễn thông Huawei  vào năm ngoái, lấy lý do lo ngại về nền an ninh quốc gia. Huawei đã nhiều lần phủ nhận rằng thiết bị của họ chứa các cửa hậu để chính phủ Trung Quốc khai thác cho các mục đích gián điệp.

Khi chuỗi cung ứng của thế giới trở nên không ổn định, Trung Quốc và các quốc gia khác đã thực hiện các bước để cố gắng tăng cường “chủ quyền công nghệ” của họ và trở nên tự chủ hơn đối với các công nghệ quan trọng cốt lõi như mạng 5G cùng với chip bán dẫn.

"Những bất ổn địa chính trị ngày càng tăng cùng mối đe dọa xung đột thương mại toàn cầu đang đặt ra vấn đề trong những thập kỷ gần đây liên quan đến sự phụ thuộc lẫn nhau của các nền kinh tế của chúng ta", Viện Nghiên cứu Hệ thống và Đổi mới Fraunhofer của Đức cho biết trong một báo cáo vào tháng 7 năm ngoái.

Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc của Trung Quốc được cho là sẽ công bố các biện pháp mới trong tuần này để thúc đẩy hơn nữa khả năng đổi mới độc lập và tự chủ của Trung Quốc.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chi tiêu của Trung Quốc cho R&D đạt mức kỷ lục 378 tỉ USD