V-league từ khi chuyển sang chuyên nghiệp năm 2000 đã cho phép các CLB được thuê cầu thủ nước ngoài. Hơn 15 năm trôi qua và qua bao trào lưu thì những năm gần đây, các CLB ở Việt Nam đã chuyển hẳn sang thế gần như "độc canh": dùng cầu thủ gốc Phi.

Chỉ lo vắt sức cầu thủ gốc Phi, bóng đá Việt muôn đời không bằng Thái Lan

Một Thế Giới | 20/09/2015, 07:10

V-league từ khi chuyển sang chuyên nghiệp năm 2000 đã cho phép các CLB được thuê cầu thủ nước ngoài. Hơn 15 năm trôi qua và qua bao trào lưu thì những năm gần đây, các CLB ở Việt Nam đã chuyển hẳn sang thế gần như "độc canh": dùng cầu thủ gốc Phi.

>>Kỳ 1: Người Việt học cái ngọn, người Thái tìm học cái gốc bóng đá Nhật
Chẳng hạn năm V-League 2015, số lượng cầu thủ châu Phi áp đảo trong các ngoại binh. Bình Dương, Đồng Nai, Cần Thơ, Đồng Tháp dùng cả 2 ngoại binh là cầu thủ châu Phi. Thậm chí khi bổ sung cầu thủ thay thế thì họ cũng ưu tiên cầu thủ châu Phi. Tiếp theo là các cầu thủ gốc Phi tại khu vực Mỹ Latin được các CLB tại V-League trọng dụng rồi cuối cùng mới đến các cầu thủ hàng dạt từ Nam Mỹ và châu Âu. Đó là còn chưa kể các cầu thủ gốc Phi được nhập tịch và coi như cầu thủ Việt.

Tại sao các cầu thủ gốc Phi được ưu tiên chọn lựa? Thứ nhất nguồn cung rất lớn vì nhiều cầu thủ châu Phi coi bóng đá là cơ hội thoát nghèo. Thứ hai, ký hợp đồng với cầu thủ châu Phi có lợi ở yếu tố tài chính. Quan trọng hơn, cầu thủ châu Phi có thể lực cực tốt và tốc độ nhanh giúp các CLB giải quyết những khâu mà cầu thủ nội không làm được.

Không ngạc nhiên khi các CLB Việt Nam đua nhau sắm tiền đạo châu Phi chạy nhanh sut khỏe. Chỉ chiếm 2 suất trong đội hình mỗi đội nhưng trong 14 cầu thủ ghi bàn nhiều nhất V-League sau 25 vòng lại có đến 11 cầu thủ gốc Phi. Bình Dương có cặp tiền đạo nội lợi hại là Công Vinh - Anh Đức nhưng người ghi nhiều bàn nhất lại là Abass Dieng đến từ Senegal.

Các CLB hưởng lợi nhưng các cầu thủ Việt chẳng được lợi ích học hỏi gì từ những ông Tây đến từ châu Phi. Họ không thể học nổi cách chạy nước rút nhanh như loài báo hay sự dẻo dai như loài đà điểu của các cầu thủ gốc Phi. Tố chất của người Việt Nam nói chung và cả người châu Á nói riêng không cho phép điều đó.
V-League là thế còn giải Thái Lan thì sao? Giải Thái Lan có 14 CLB và mỗi CLB được đăng ký tối đa 5 cầu thủ ngoại (gồm 1 cầu thủ thuộc AFC). Có tổng cộng 69 cầu thủ ngoại tại Thai-League 2015 nhưng chỉ có 11 cầu thủ đến từ châu Phi, tức là chiếm chưa tới 1/6, một tỷ lệ rất thấp. Có CLB còn không dùng cầu thủ gốc Phi nào.
Thay vào đó, các CLB Thái Lan thích thuê các cầu thủ Brazil hơn, những người có thể giúp họ học hỏi kỹ thuật. Ngoài ra, cầu thủ Nhật và Hàn Quốc cũng được người Thái ưa dùng vì các cầu thủ Đông Á có tố chất không khác nhiều người Đông Nam Á nhưng họ ở đẳng cấp hơn hẳn. 
Các cầu thủ Thái được học hỏi kỹ thuật, chiến thuật bổ ích với những đồng nghiệp nên trình độ của họ ngày càng tiến sát hơn bóng đá đỉnh cao châu Á. Còn các CLB V-League nếu tiếp tục tư duy dồn hết việc khó nhằn cho các Siêu nhân châu Phi thì cầu thủ nội sẽ học hỏi được cái gì? 
Các cầu thủ gốc Phi rất chất lượng nhưng không nên chỉ thuê họ mà không học hỏi được gì, cần mở rộng cánh cửa để học hỏi được tốt nhất từ những nền bóng đá có nét tương đồng thì tốt hơn cho nền bóng đá chúng ta.
Anh Tú
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chỉ lo vắt sức cầu thủ gốc Phi, bóng đá Việt muôn đời không bằng Thái Lan