Lợi dụng sự quen biết, tin tưởng của người bị hại, Tư đã dùng lời ngon ngọt giả xin chạy vào làm viên chức ngành giáo dục để lừa chiếm đoạt tới 850 triệu đồng.

Chỉ bằng lời hứa suông, người đàn bà U50 lừa đảo 850 triệu đồng

Thu Anh | 11/05/2016, 16:00

Lợi dụng sự quen biết, tin tưởng của người bị hại, Tư đã dùng lời ngon ngọt giả xin chạy vào làm viên chức ngành giáo dục để lừa chiếm đoạt tới 850 triệu đồng.

Ngày 11.5.2016, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Phạm Thị Tư (SN 1962, trú tại xã Ngọc Liệp, huyện Quốc Oai, Hà Nội) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”.

Ngồi trước vành móng ngựa đợi xử án, người đàn bà tóc đã điểm bạc,gương mặt trônghiền lành nhưng chẳng ai ngờ đó chính là bị cáo trong vụ lừa đảo 6 người với tổng số tiền lên tới 850 triệu đồng.

Trong cái nắng nóng đầu mùa khiến ai cũng cảm thấy uể oải,sự mệt mỏi hiện rõ trên gương mặt của người đàn bà khoác áo tù cũng như người chồng ngồi phía dưới hàng ghế xử án.

Phiên tòa bắt đầu bằng việccông bố bản cáo trạng củađại diện VKS.Theo cáo trạng,lợi dụng sự tin tưởng của những bị hại là người quen, Phạm Thị Tư đã dùng thủ đoạn giả xin chạyvào làmviên chức nhà nước trong ngành giáo dục cho các bị hại cũng như cho con của một số bị hại với chi phí từ 100- 170 triệu đồng/ người.

Để tạo lòng tin với những bị hại, khi nhận tiền Tư thường kí vào giấy biên nhận hoặc giấy vay tiền rồi làm giả các quyết định tuyển dụng viên chức ngành giáo dục - đào tạo của UBND huyện Thạch Thất; quyết địnhbổ nhiệm chính thức vào ngạch viên chức của Sở Nội vụ; bảng điểm và bằng cao đẳng của trường đại học Thành Đô đưa cho các bị hại rồi yêu cầu các bị hại tiếp tục chuyển tiền, sau đó hẹn thời gian nhận công tác.

Người bị hại sau khi nhận được các quyết định giả mạo đã tin tưởng, tiếp tụcnộp tiền cho Tư. Tuy nhiên, sau khi nhận tiền của các bị hại, Tưkhông xin được việc như đã hứa vàdùng hếtsố tiền nàychi tiêu cá nhân.

Với thủ đoạn trên, từ tháng 5.2013 cho đến khi bị bắt (năm 2014), Phạm Thị Tư đã nhiều lần làm giả các quyết định, tài liệu của cơ quan, tổ chức, kí tên, đóng dấu giả để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của 6 người với tổng số tiền 850 triệu đồng.

Tại phiên tòa sơ thẩm hôm nay, bị cáo đã thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội của mình. Bị cáo cũngđã khắc phục được một phần hậu quả gây ra.

Có mặt tại phiên tòa, chồng của bị cáo ngồi thu mình ở góc phòng, luôn chăm chú lắng nghe những lời khai của vợ,tỏ ravô cùng rầu rĩ và cho biết gia đình không hề hay biết về những hành vi của vợ. Các bị hại có mặt tại tòa cũng yêu cầu HĐXX xử đúng người đúng tội.

Đại diện VKS đãđề nghị mức án từ 12-14 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và 2-3 năm tù về tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”.Tổng hình phạt bị cáo phải nhận là 14 năm tù.

Nghe xong lời luận tội của VKS, người đàn bà tóc đã điểm bạc như ngã khụy rồi khẽ đưa tay lau những giọtnước mắt trong sự hối hận muộn màng.

Nhã Thanh

Ảnh: Bị cáo Tư tại phiên tòa sơ thẩm
Bài liên quan
Bị cáo Trương Mỹ Lan được đề nghị giảm nhẹ hình phạt tội ‘lừa đảo chiếm đoạt tài sản’
Đại diện Viện kiểm sát đề nghị tòa giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo Lan ở tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Việt - Mỹ nỗ lực tháo gỡ căng thẳng thuế quan, hướng tới quan hệ thương mại cân bằng, bền vững
Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn cho rằng quyết định áp thuế đối ứng là không phù hợp với thực tế hợp tác kinh tế - thương mại song phương và không phản ánh đúng tinh thần quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Mỹ, ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ kinh tế, thương mại đang phát triển tốt đẹp giữa hai nước.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chỉ bằng lời hứa suông, người đàn bà U50 lừa đảo 850 triệu đồng