Chương trình hợp tác phòng chống tội phạm xuyên quốc gia có thể giúp Úc xây dựng ảnh hưởng ở Đông Nam Á – khu vực Trung Quốc đang chiếm ưu thế.

Chi 30 triệu USD, Úc muốn chống tội phạm với các nước Mekong, trong đó có Việt Nam

Cẩm Bình | 31/01/2021, 16:47

Chương trình hợp tác phòng chống tội phạm xuyên quốc gia có thể giúp Úc xây dựng ảnh hưởng ở Đông Nam Á – khu vực Trung Quốc đang chiếm ưu thế.

Với ngân sách 30 triệu USD trong vòng 8 năm, Úc sẽ giúp Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam giải quyết nạn buôn bán ma túy, buôn người, bóc lột tình dục trẻ em và tội phạm tài chính. Giới chức Canberra đang lựa chọn đơn vị giám sát chương trình (dự kiến có quyết định cuối cùng vào đầu tháng 3).

“Chúng tôi cam kết tăng cường hợp tác với các nước Mekong để củng cố phản ứng chung trước tội phạm xuyên quốc gia. Tội phạm xuyên quốc gia kiếm hàng tỷ USD mỗi năm thông qua hoạt động phi pháp, phá hoại sự ổn định và phát triển kinh tế khu vực”, Bộ Ngoại giao - Thương mại Úc tuyên bố.

Học giả Ben Bland thuộc Viện nghiên cứu Lowy đánh giá chương trình trên là một phần trong nỗ lực liên kết chặt chẽ hơn với các chính phủ cùng cơ quan thực thi pháp luật tại Đông Nam Á, vì nơi đây ngày càng có tầm quan trọng về địa chính trị nhưng lại để cho Trung Quốc chiếm ưu thế.

Theo học giả Bland: “Nếu Úc cùng đối tác Mỹ, Nhật muốn tạo đối trọng kiềm chế Trung Quốc, họ cần nghĩ ra nhiều cách giúp khu vực giải quyết loạt vấn đề mà họ phải đối mặt hàng ngày – chẳng hạn như tội phạm xuyên quốc gia”.

6048.jpg
Tăng cường hợp tác ở nhiều vấn đề thực chất giúp Mỹ, Úc tăng ảnh hưởng ở Đông Nam Á. Trong ảnh là cố đô Bagan của Myanmar - Ảnh: Getty Images

Hơn nữa, học giả Bland chỉ ra Úc cũng thu về lợi ích khác ngoài địa chính trị: “Nhiều tổ chức tội phạm có tổ chức tại vùng Mekong có mối liên hệ ở Úc – thông qua buôn bán ma túy tổng hợp hay rửa tiền. Do đó nâng cao năng lực chống hoạt động phi pháp này của chính phủ địa phương cũng trực tiếp đem đến lợi ích”.

Theo số liệu từ Văn phòng Liên hợp quốc về Ma túy và Tội phạm, Đông Nam Á là thị trường ma túy tổng hợp lớn nhất thế giới: lưu lượng hàng lẫn người tại đây ước tính trị giá 73 - 114 tỷ USD/năm. Đường biên giới dài, khó quản lý của các nước Mekong lục địa tạo điều kiện cho tội phạm hoạt động.

Trước Úc, Mỹ cũng triển khai hợp tác với các nước Mekong. Trung tâm nghiên cứu Stimson và công ty tư vấn Eyes On Earth vào cuối năm 2020 công bố dự án giám sát mực nước sông Mekong bằng vệ tinh, nhận tài trợ một phần từ Bộ Ngoại giao Mỹ.

Với hệ thống vệ tinh đủ sức giám sát 28 con đập (trên dòng chính lẫn phụ lưu sông Mekong) của Trung Quốc và của quốc gia khác, dự án góp phần giải quyết tình trạng Trung Quốc cung cấp thông tin thiếu chính xác hoặc chậm trễ về kế hoạch tích trữ nước lẫn mực nước sông.

Bài liên quan
Kiên Giang: Dùng khúc tre đánh người, 4 thanh niên lãnh 31 năm tù
Ngày 27.11, TAND tỉnh Kiên Giang tuyên phạt Nguyễn Tấn Tường (21 tuổi), Trần Xuân Tuyến (23 tuổi), Trần Hữu Tèo (29 tuổi) và Nguyễn Văn Khanh (23 tuổi), cùng ngụ tỉnh Kiên Giang tổng cộng 31 năm tù về tội “Giết người”.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
5 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chi 30 triệu USD, Úc muốn chống tội phạm với các nước Mekong, trong đó có Việt Nam