Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho rằng việc tạo sức ép cho Uber và Grab đang thể hiện một tầm nhìn chính sách hạn hẹp và nhóm lợi ích trong cấu trúc nền kinh tế cũ.

Chèn ép Uber, Grab là thể hiện tầm nhìn chính sách hạn hẹp!

tuyetnhung | 11/10/2017, 17:30

Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho rằng việc tạo sức ép cho Uber và Grab đang thể hiện một tầm nhìn chính sách hạn hẹp và nhóm lợi ích trong cấu trúc nền kinh tế cũ.

Lấy ví dụ điển hình về cấu trúc kinh tế Việt Nam đang thiếu động lực sáng tạo, cải cách chậm, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) thẳng thắn chỉ ra việc một số địa phương đang hạn chế hoạt động Uber và Grab gây ồn ào dư luận thời gian gần đây.

Cụ thể, VEPR cho rằng sức ép gia tăng từ các hãng taxi truyền thống đối với nền tảng công nghệ mới như Uber, Grab hiện nay; chính quyền địa phương ứng xử ngăn cản đối với sự phát triển của các công nghệ mới cho thấy họ có tầm nhìn chính sách hạn hẹp, mặt khác cho thấy khả năng bị chi phối bởi các nhóm lợi ích trong cấu trúc kinh tế cũ. Điều này phát đi những tín hiệu bất lợi cho sự du nhập công nghệ mới.

Bên cạnh đó, điều này cũng cho thấy một tiến trình cải cách thể chế kinh tế chậm, chưa kích thích được sự sáng tạo đổi mới sâu rộng trở thành nền tảng tăng trưởng lâu dài. Vì thiếu động lực sáng tạo, giải pháp tăng trưởng thường chú trọng vào yếu tố ngắn hạn, đôi khi đi kèm với mệnh lệnh hành chính, nhằm đạt được mục tiêu tạm thời.

Những ngày gần đây, trên đường phố Hà Nội, TP.HCM xuất hiện nhiều xe taxi của các hãng taxi như Mai Linh, Vic, Thành Lợi, VinaTaxi, Vinasun… với băng rôn phản đối Grab, Uber thu hút sự quan tâm lớn sự chú ý của dư luận.

Cụ thể các băng rôn được dán ở đuôi xe có nội dung: “50.000 xe thí điểm theo QĐ 24 của Bộ GTVT có doanh thu 18.000 tỉ đồngnhưng chỉ nộp thuế 15,8 tỉ đồng?” hoặc “Chúng tôi phản đối kế hoạch thí điểm Quyết định 24 của Bộ GTVT có nhiều sai phạm. Yêu cầu dừng ngay việc cấp phù hiệu xe thí điểm vì phá vỡ quy hoạch...”.

Hành động căng băng rôn phản đối không có căn cứ của taxi truyền thống được giới luật sư cho rằng ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức liên quan. Hành vi này có dấu hiệu vi phạm các quy định của Luật cạnh tranh đã được Quốc hội thông qua ngày 03.12.2004.

Theo đó, hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng.

Nói về kiến nghị dừng thí điểm Uber, Grab của Hiệp hội taxi Hà Nội thời gian qua, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết theo phân cấp thìUBND sẽ chịu trách nhiệm phát triển, tổ chức quản lý giao thông, trong đó có quản lý về quy hoạch phát triển hạ tầng, lưu lượng xe. Do đó, quyết định dừng hay tiếp tục thí điểm Uber, Grab sẽ thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh, thành.

“Trên cơ sở nhu cầu, hạ tầng hiện hữu của địa phương, UBND các tỉnh, thành sẽ quyết định việc dừng hay không Uber, Grab cũng như thí điểm xe hợp đồng điện tử”, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông nói.

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
8 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chèn ép Uber, Grab là thể hiện tầm nhìn chính sách hạn hẹp!