Liên minh châu Âu (EU) tìm kiếm nguồn cung khí đốt từ Nigeria khi chuẩn bị cắt giảm nguồn cung từ Nga.

Châu Âu tìm được nguồn cung khí đốt thay thế Nga

Cẩm Bình | 24/07/2022, 14:25

Liên minh châu Âu (EU) tìm kiếm nguồn cung khí đốt từ Nigeria khi chuẩn bị cắt giảm nguồn cung từ Nga.

Tuần qua, quan chức năng lượng Ủy ban châu Âu Matthew Baldwin có mặt tại Nigeria để gặp gỡ các lãnh đạo nước này. Ông cho biết Nigeria đang cải thiện an ninh ở đồng bằng sông Niger và có kế hoạch mở lại đường ống Trans Niger sau tháng 8 – mang lại nhiều khí đốt hơn cho lục địa già.

14% khí đốt hóa lỏng (LNG) mà EU nhập khẩu là từ Nigeria. Theo ông Baldwin, con số này có thể tăng gấp đôi.

Sản lượng dầu khí tại Nigeria hiện bị hạn chế vì nạn trộm cắp và phá hoại khí đốt. Nhà máy sản xuất khí đốt của công ty Nigeria LNG Ltd trên đảo Bonny chỉ hoạt động với 60% công suất.

“Nếu tăng được lên đến 80% thì sẽ có thêm LNG vận chuyển sang châu Âu. Các quan chức Nigeria nói rằng hãy đến bàn bạc lần nữa vào tháng 8 vì họ nghĩ có thể có tiến bộ thực sự về vấn đề này”, ông Baldwin cho hay.

Ngày 20.7, Ủy ban châu Âu kêu gọi tất cả thành viên EU giảm 15% lượng khí đốt sử dụng từ tháng 8 năm nay đến tháng 3 năm sau so với mức tiêu thụ trung bình cùng kỳ giai đoạn 2016 - 2021.

Đề xuất trên mang tính tự nguyện nhưng có thể trở thành bắt buộc trong trường hợp khẩn cấp, nếu EU xác định có nguy cơ thiết hụt nghiêm trọng.

Năm 2018, Nigeria xuất khẩu 36 tỉ mét khối LNG sang EU, sau đó giảm dần trong vài năm qua, đến năm ngoái chỉ có 23 tỉ mét khối.

Bài liên quan
Mỹ và châu Âu bất đồng ý kiến về nguyên nhân làm hỏng 2 tuyến cáp ngầm biển Baltic
Đài CNN cho biết giới chức châu Âu tin rằng vụ việc lưu lượng của hai tuyến cáp internet ngầm ở biển Baltic bất ngờ bị gián đoạn mới đây là do hành động phá hoại, nhưng phía Mỹ lại nghĩ có khả năng đây chỉ là vụ tai nạn.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Châu Âu tìm được nguồn cung khí đốt thay thế Nga