Một số diễn biến gần đây cho thấy nhiều nước chủ chốt EU nghiêng về lãnh đạo phe đối lập Juan Guaido trong khủng hoảng chính trị tại Venezuela.

Châu Âu đang có thái độ nghiêng về Guaido trong khủng hoảng Venezuela

Anh Tú | 26/01/2019, 07:11

Một số diễn biến gần đây cho thấy nhiều nước chủ chốt EU nghiêng về lãnh đạo phe đối lập Juan Guaido trong khủng hoảng chính trị tại Venezuela.

Khủng hoảng chính trị Venezuela trước việc ông Juan Guaido tuyên bố là Tổng thống lâm thời trong khi ông Nicolas Maduro được tòa án coi là Tổng thống hợp hiến khiến châu Âu bối rối. Nhưng diễn biến gần đây cho thấy nhiều nước chủ chốt EU nghiêng về lãnh đạo phe đối lập.

Phía Anh theo đuổi đường lối ngoại giao khá giống Mỹ nên đã công nhận ôngJuan Guaido ngay sau khi Mỹ thể hiện quan điểm. Cụ thể, Bộ trưởng Ngoại giao Anh, Jeremy Hunt trong chuyến thăm Mỹ hôm thứ Năm cho biết: Lãnh đạo phe đối lập Juan Guaido là người phù hợp để đưa đất nước Venezuela phát triển. Đồng thời, ông Hunt nhấn mạnh: Chúng tôi đang ủng hộMỹ Canada, Brazil và Argentina thực hiện điều đó.

Ông Hunt cũng nói thêm rằng Anh không coi Nicolas Maduro là nhà lãnh đạo hợp pháp của Venezuela sau cuộc bầu cử vào ngày 20.5 năm ngoái mà Anh cho rằng nó rất thiếu sót.

Phía Pháp thì khá lấp lửng nhưng cũng ám chỉ việc ủng hộ Guaido dù không nêu đích danh. "Châu Âu ủng hộ khôi phục nền dân chủ", Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố hôm thứ 5, đồng thời gọi cuộc bầu cử tháng 5.2018 (với 2/3 số phiếu ủng hộ ông Maduro) là "bất hợp pháp". "Tôi ca ngợi sự can đảm của hàng trăm ngàn người Venezuela khi xuống đường đấu tranh chotự do", ông Macron nói dù không tán thành việcGuaidotự tuyên bố là tổng thống.

Bộ trưởng Ngoại giao Tây Ban Nha Josep Borrell nói rằng nước này đang thúc đẩy Liên minh châu Âu ủng hộ lãnh đạo phe đối lập Venezuela Juan Guaido nếu Tổng thống Nicolas Maduro không tiến hành bầu cử sớm trước thời hạn.

Ông nói rằng có sự ủng hộ rộng rãi cho đề xuất này và Tây Ban Nha đang thúc đẩy sự đồng thuận. "Chúng tôi đang cố gắng tìm kiếm một giải pháp tránh đối đầu và đổ máu nhiều hơn", Borrell tuyên bố. Ông cũng nói thêm rằng cuộc bầu cử chỉ có thể đảm bảo tính công bằng với sự tham dự của các nhà quan sát quốc tế.

Phía Đức cũng chia sẻ quan điểm này khi cho biết họ sẽ ủng hộ việc công nhận lãnh đạo phe đối lập của Venezuela là tổng thống lâm thời nếu phía Maduro không thực hiện sớm cuộc bầu cử tự do và công bằng. Phát ngôn viên chính phủ, ông Steffen Seibert hôm thứ 6 nói rằng "Venezuela cần có cơ hội phục hồi chế độ dân chủ" và Đức không coi Tổng thống Maduro là hợp pháp.

Ông Seibert cho biết Đức rất mong muốn Liên minh châu Âu đạt được mộtđường lối chung về Venezuela tại cuộc họp của các nhà ngoại giao ở Brussels. Ông nói với các phóng viên ở Berlin rằng "trong khuôn khổ các cuộc đàm phán sắp tới của EU, chính phủ Đức ủng hộ công nhận Juan Guaido là tổng thống lâm thời Venezuela trừ khi có bầu cử tự do và công bằng".

Trước đó, Bộ trưởng Ngoại giao Đức Heiko Maas cho biết ưu tiên phải là tránhnổ ra bạo lực trên đường phố, nơi phe đối lập phải đối mặt với lực lượng an ninh trung thành với tổng thống Maduro. "Hiện tại tình hình rất nghiêm trọng và chúng tôi muốn tránh bất cứ điều gì có thể làm căng thăng leo thang ", ông Mass cho biết.

Cả Bồ Đào Nha, Ý và Hà Lan cũng đều bày tỏ quan điểm phải dùng giải pháp ngoại giao, thương lượng để giải quyết sớm khủng hoảng tại Venezuela.

Trong khi đó, Nga, Trung Quốc, hai thành viên quan trọng trong HĐBA LHQ lại ủng hộ ông Maduro là Tổng thống hợp pháp của Venezuela.

Anh Tú
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Châu Âu đang có thái độ nghiêng về Guaido trong khủng hoảng Venezuela