Chàng trai người nước ngoài mặc áo thun, quần short cầm bìa cát tông ghi dòng chữ “Xin hãy giúp đỡ, không có tiền cho thực phẩm” đứng ở góc đường Nguyễn Văn Trỗi - Trần Huy Liệu, quận Phú Nhuận, TP.HCM. Dù không nêu rõ lý do vì sao xin giúp đỡ nhưng anh ta được khá nhiều người Việt đi ngang qua đó cho tiền.
Xem thêm:Bốc phốt chồng ngoại tình với 3 cô gái cùng công ty, vợ biết thêm sự thật động trời
Clip đại gia đi siêu xe chục tỉ xả rác ra đường bị cậu bé ném ngược vào trong
Tài xế 'sợ chết', không chịu xuống ô tô vì thấy nhóm người lạ đứng gần CSGT TP.HCM
Clip tài xế dừng đèn đỏ bị CSGT Hà Nội cầm gậy đánh và xô đẩy vì cự cãi
Sự thật chuyện vợ ôm trai lạ trước khi bị chồng đá hàng chục phát ở Bình Dương?
Khi ảnh chia sẻ được chia sẻ trên nhóm lớn, một số thành viên bày tỏ sự cảm thương chàng Tây có khuôn mặt trẻ măng và trông có vẻ đáng thương này. Họ đoán rằng anh ta tới TP.HCM du lịch và bị trộm, lừa đảo hay cướp hết tiền nên mới đứng ngoài đường nhờ giúp đỡ như ăn xin.
Chàng trai xin tiền công khai được nhiều người ở TP.HCM giúp đỡ.
Nếu đổi lại là người Việt,chắc hẳn anh chàngít được ai cho tiền mà còn bị sỉ vả với lý do “sức dài vai rộng hay thanh niên trai tráng nhưng không chịu đi làm mà ăn xin đáng xấu hổ như vậy”…
Bên cạnh đó, một số người cho biết chàng Tây là dân hành khất hay ăn xin chuyên nghiệp. Họtừng thấy anh ta đứng xin tiền ở ngã tư Huỳnh Văn Bánh - Nguyễn Văn Trỗi (quận Phú Nhuận), ngã tư 3/2 - Lê Đại Hành (quận 11) hay Điện Biên Phủ - Nam Kỳ Khởi Nghĩa (quận 3)…Như vậy, anh Tây này không đứng một chỗ cố định mà đi khắp TP.HCM để xin tiền.
Những năm gần đây, làn sóng khách nước ngoài tới Việt Nam và các nước châu Á ăn xin, hát rong, bán ảnh hoặc đồ trên vỉa hè xin quyên góp tiền để tiêu xài hay đi du lịch ngày càng phổ biến. Nhiều người cho rằng điều này thật kỳ quặc vì họ xin tiền tại nước có nền kinh tế kém phát triển hơn nơi sinh ra.
Thậm chí không ít khách Tây tự hào vì nhờ ăn xin mà có những chuyến đi xuyên quốc giakhông phải tốn quá nhiều tiền, kiểu du lịch dựa vào lòng tốt của người dân bản địa.
Vàotháng 9.2019, dân mạng bàn tàn xôn xao vì ảnh hai ông Tâyngồi trên vỉa hè, đặttrước mặt tờ giấy ghi bằng tiếng Việt: “Xin chào, tôi đi bằng xe máy 25.000 km, tôi bắt đầu từ Việt Nam – Campuchia – Thái Lan – Malaysia và trở về Việt Nam. Bây giờ tôi muốn đi đếnTrung Quốc. Bạn có thể hỗ trợ tôi. Cảm ơn bạn”.
Hồi năm 2017, nữ du khách người Nga đã ngồi thiền trên vỉa hè tại Phú Quốc với tấm biển ghi dòng chữ: “Thiền để được may mắn. Cần tiền” nhưng sau đó biến mất vì bị cơ quan chức năng xử lý.
Do biết người Việt dễ mủi lòng trước hoàn cảnh khó khăn nên những khách Tây như thanh niên kia thường xin tiền công khai.
“Thực tế tâm lý người Việt nghĩ khách Tây qua đây không có tiền hay mất đồ sẽ rất khó về nước, không biết đến đại sứ quán nên cho để đủ tiền về, chứ nếu biết họ lừa đảo như ăn xin nội địa thì cũng không cho đâu”, anh Toàn nhận xét.
Về chuyện trên, anh Hoàng Ngọc Lâm (30 tuổi, phượt thủ có tiếng từng thực hiện chuyến đi bộ xuyên Việt trong 89 ngày) cho biết: “Mình có nhiều bạn bè là người phương Tây. Họ nhận xét dân Việttốt bụng và dễ mủi lòng khi thấy ai đó gặphoàn cảnh khó khăn.
Không chỉ riêng phượt thủ mà cả những người dân bình thường, nếu đặt bảng ra giữa đường với lý do xin tiền đi du lịch là điều khó có thể chấp nhận được. Những người trưởng thành khi bỏ công sứclao độngkiếm tiền đều không chấp nhận lí do xin tiền này, dù người xin là Tây ba lô hay người Việt. Thi thoảng họ cũng nhận được 1 vài đồng tiền lẻ. Nhưng mình cho rằng những đồng lẻ đó không phải là sự chung sức cảm thông cho chuyến đi, mà nó mang ý nghĩa là một sự thương hại, cứu đói.
Mình cho rằng điều này là không nên. Thứ nhất nó khiến cá nhân họ quen dần với việc ăn bám vào sự thương hại trong khi mục đích chuyến đi chỉ đơn thuần là lợi ích cá nhân. Thứ hai, điều đó ít nhiều làm xấu đi hình ảnh đất nước của họ. Cuối cùng, trào lưu này phần nào cũng sẽ có tác hại cổ súy cho cácbạn trẻcó suy nghĩ lệch lạc. Ởcác nước phương Tây, họ gọi thành phần này là LOOSER, những kẻ không có nghề nghiệp cụ thể và không có khả năng chi trả cá nhân”.
Vợ đập bàn, đạp ghế, đánh chửi chồng:
Trong khi nhiều cô vợ bị chồng bạo hành thì người đàn ông này lại rơi vào hoàn cảnh ngược lại. Không biết mắc lỗi gì mà anh bị vợ chửi đánh. Cô vợ rất hung hăng khi còn đập bàn, đạp ghế để thị uy.
Xem thêm:Sư thầy nổi giận vì bị giật ĐTDĐ xịn, kiên quyết kêu công an bắt tên cướp ở TP.HCM
Không có chuyện Tiến Linh đá bay 150 tỉ của Lào, cầu thủ nhọ nhất SEA Games 30
CSGT Bình Dương lái mô tô dùng chân đẩy xe độ của quái xế có bị phạt tiền?
Tóm gã trai Thanh Hóa tự gửi ảnh nóng gạ tình phụ nữ bán hàng ở Hà Nội
Bị dừng ô tô khi chạy vào làn xe buýt BRT, tài xế đòi đóng phạt 1 triệu, CSTT nói bỏ qua
Clip kẻ bệnh hoạn co giật như ma nhập sau khi sàm sỡ cô gái trong thang máy
Clip 12 kẻ giang hồ cầm mã tấu rượt chém người, đập phá bàn ghế ở quán nước
Nhân Hoàng