Đồ nhựa càng tiếp xúc với môi trường tự nhiên trong một thời gian thì càng tạo ra hạt vi nhựa độc hại đối với tế bào não người hơn nhiều so với hạt vi nhựa mới ra lò.

Chai nước nhựa càng để lâu càng gây nguy hiểm cho não

Anh Tú | 21/08/2023, 09:40

Đồ nhựa càng tiếp xúc với môi trường tự nhiên trong một thời gian thì càng tạo ra hạt vi nhựa độc hại đối với tế bào não người hơn nhiều so với hạt vi nhựa mới ra lò.

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy các hạt vi nhựa trong máu của chúng ta có khả năng vượt qua khả năng chịu đựng của não con người cũng như các loài động vật có vú khác.

Giờ đây, các thí nghiệm sơ bộ cho thấy tác động tiềm tàng mà hạt vi nhựa có thể gây ra khi ở trong máu nuôi não, đồng thời các thí nghiệm phát hiện ra rằng hạt vi nhựa bị “phong hóa” (quá trình tiếp xúc với môi trường tự nhiên trong một thời gian) độc hại đối với tế bào não người hơn nhiều so với hạt vi nhựa mới ra lò.

Nhà sinh vật học Sung-Kyun Choi thuộc Viện Khoa học và công nghệ Daegu Gyeongbuk (DGIST) cho biết: “Tác hại của hạt vi nhựa đặc biệt đáng báo động, vì hạt vi nhựa thứ cấp tiếp xúc trong môi trường tự nhiên gây ra phản ứng viêm nghiêm trọng hơn trong não”.

Chúng ta ngày nay đã hoàn toàn sống với nhựa bao quanh. Chúng ta quấn mình với chúng, tiếp xúc với chúng, ăn với chúng, uống với chúng, mặc quần áo làm từ chúng, đi khắp nơi với chúng... và xu thế đó tiếp tục kéo dài. Chỉ riêng trong năm 2021, khoảng 390 triệu tấn nhựa được sản xuất. Sản phẩm từ nhựa cuối cùng đều thải ra các mảnh được gọi là hạt vi nhựa từ lúc chúng hữu dụng đến lúc bị thải bỏ.

Tiếp xúc với các yếu tố môi trường như mưa, gió và ánh sáng mặt trời, những mảnh nhựa nhỏ thay đổi hình dạng và cấu trúc trước khi tìm đường trở lại cơ thể chúng ta. Ngay từ trong bụng mẹ, ta đã phải hấp thụ hạt vi nhựa bị phong hóa.

Các nghiên cứu trước đây đã thử nghiệm tác động của nhựa mới ra lò lên tế bào não của người. Mới đây, nhà sinh vật học Hee-Yeon Kim và các đồng nghiệp ở DGIST đã so sánh chúng bằng cách dùng các hạt phong hóa thay thế. Họ đã xem xét kỹ cách các tế bào thần kinh đệm trong não là microglia, phản ứng với hạt vi nhựa có nguồn gốc từ polystyrene bị phong hóa so với hạt vi nhựa mới ra lò có kích thước tương tự.

Cho chuột ăn vi nhựa phong hóa trong 7 ngày làm tăng nồng độ của các hạt gây viêm trong máu, đồng thời gia tăng tế bào chết trong não. Trên cơ sở kết quả đó, các nhà nghiên cứu sau đó đã xem xét vi hạt polystyrene bị phong hóa trong microglia từ mô người được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm.

Chiếm từ 10 đến 15% tế bào não, microglia có nhiệm vụ tuần tra hệ thống thần kinh trung ương của người để phát hiện những vật thể không nên có ở đó. Không có gì ngạc nhiên khi nghiên cứu trước đây do nhóm thực hiện đã tìm thấy các vi hạt tích tụ trong microglia của chuột.

Kim và các đồng nghiệp đã nhận thấy các hạt vi nhựa bị phong hóa ảnh hưởng đến protein liên quan đến việc phân hủy đường thành năng lượng, làm tăng biểu hiện của chúng trong các tế bào vi mô gấp 10 đến 15 lần so với bình thường. Chúng cũng là nguyên nhân tăng nồng độ protein liên quan đến việc làm chết tế bào não lên 5 lần.

Nhóm nghiên cứu nghi ngờ điều này có thể liên quan đến những thay đổi mà hạt vi nhựa gặp phải khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Polystyrene hấp thụ sóng UV, khiến nhựa trở nên giòn hơn và dễ bị phân mảnh. Kim và nhóm nghiên cứu nhận thấy polystyrene bị phong hóa đã tăng diện tích bề mặt và thay đổi các liên kết hóa học; hai thuộc tính ảnh hưởng đến khả năng phản ứng của chúng.

Tất cả điều này dẫn đến gia tăng phản ứng viêm của tế bào não - nghiêm trọng hơn nhiều so với tác hại mà các hạt vi nhựa không bị phong hóa gây ra trong thử nghiệm ở liều lượng tương đương.

Choi giải thích: “Lần đầu tiên, chúng tôi đã xác định được rằng nhựa rò rỉ ra môi trường trải qua quá trình phong hóa nhanh chóng, biến thành các vi nhựa thứ cấp có thể đóng vai trò là chất gây độc thần kinh, dẫn đến tăng viêm và làm chết tế bào trong não”.

Cho đến nay, kết quả chỉ được quan sát thấy ở chuột sống và mẫu mô người trong điều kiện phòng thí nghiệm. Nhưng thực tế là những chất nhiễm độc này có thể tạo ra những thay đổi đáng sợ như vậy khi chúng đến mô não, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe não bộ của chúng ta.

Chỉ có điều, các thí nghiệm mới thực hiện trên kích thước mẫu nhỏ và nồng độ vi hạt nhựa cao để giải thích cho sự tích tụ vi hạt nhựa trong thời gian dài. Do vậy, để xác minh phát hiện của mình, các nhà nghiên cứu hiện đang lên kế hoạch cho những nghiên cứu dài hạn hơn với nhiều mẫu và liều lượng phản ánh tốt hơn các điều kiện môi trường theo thời gian.

Kết quả của họ không thể đến sớm vì các công ty nhiên liệu hóa thạch đã rót hàng tỉ USD vào việc tăng cường sản xuất nhựa hơn nữa trong thập niên này, để bù đắp doanh thu trong bối cảnh thế giới kêu gọi giảm sử dụng nhiên liệu để ứng phó với biến đổi khí hậu.

Nếu sức khỏe đang bị đe dọa như cảnh báo từ nghiên cứu nêu trên, thì con người cần chú ý cách sản xuất, sử dụng và thải bỏ nhựa để khỏi tự mình hại mình.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 1: Giá bấp bênh, diêm dân vẫn quyết không bỏ nghề
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Nghề làm muối ở tỉnh Bạc Liêu đã hình thành và phát triển đến nay trên 100 năm. Với diêm dân, nghề muối là nghề phải “đội nắng tắm sương” mới tạo ra được hạt muối ngon.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chai nước nhựa càng để lâu càng gây nguy hiểm cho não