Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết những ai tiếp xúc với bệnh nhân COVID-19 nhưng không có triệu chứng có thể không cần xét nghiệm, gây sốc cho các bác sĩ và chính trị gia. CDC bị cáo buộc rằng ra khuyến nghị này vì động cơ chính trị.

CDC đưa ra khuyến nghị gây sốc về xét nghiệm COVID-19, chính quyền Trump bị lên án

27/08/2020, 08:35

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết những ai tiếp xúc với bệnh nhân COVID-19 nhưng không có triệu chứng có thể không cần xét nghiệm, gây sốc cho các bác sĩ và chính trị gia. CDC bị cáo buộc rằng ra khuyến nghị này vì động cơ chính trị.

Nhân viên y tế sử dụng tăm bông để kiểm tra một người đàn ông tại điểm kiểm tra COVID-19 ở Houston, Texas, Mỹ

Tuyên bố này hoàn toàn trái ngược quan điểm trước đây của CDC đề xuất xét nghiệm cho tất cả những người tiếp xúc gần gũi với những ai được chẩn đoán mắc COVID-19.

Dù vậy, Đô đốc Brett Giroir, trợ lý thư ký y tế của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh (HHS), cho biết mục tiêu là "thử nghiệm phù hợp, không phải thử nghiệm nhiều hơn vì lợi ích của người dân và không có áp lực chính trị nào từ chính quyền đằng sau phán quyết".

Hôm 26.8, CNN và The New York Times đưa tin rằng các quan chức y tế công cộng Mỹ đã được lệnh của các thành viên cấp cao chính quyền Trump để thúc đẩy các thay đổi.

Brett Giroir nói: “Đây là một kết quả được công bố bởi các nhà khoa học và y tế, đã được thảo luận rộng rãi tại lực lượng đặc nhiệm”. Đội đặc nhiệm do Phó Tổng thống Mike Pence chỉ huy.

Chủ tịch Hiệp hội Y khoa Mỹ (AMA) cho biết khuyến nghị trên có thể đẩy nhanh sự lây lan của coronavirus.

“Đề nghị rằng những người không có triệu chứng, những người đã biết tiếp xúc với những ai dương tính với COVID-19 không cần xét nghiệm là một công thức để lây lan coronavirus rộng trong cộng đồng và tăng đột biến ca nhiễm", Chủ tịch AMA - Susan Bailey nhận định.

Tiến sĩ Anthony Fauci, chuyên gia hàng đầu Mỹ về bệnh truyền nhiễm và là cố vấn y tế Nhà Trắng, nói với CNN rằng ông đang phải phẫu thuật trong khi thảo luận về sự thay đổi này.

“Tôi lo ngại về việc giải thích các khuyến nghị này và lo lắng rằng nó sẽ khiến mọi người suy nghĩ không chính xác rằng sự lây lan bệnh của người không có triệu chứng là không đáng quan tâm. Thực tế là như vậy”, ông nói.

CDC Mỹ bị chỉ trích vì nói những ai tiếp xúc với bệnh nhân COVID-19 nhưng không có triệu chứng có thể không cần xét nghiệm.

Chính quyền Trump đã bị chỉ trích vì cách xử lý trong xét nghiệm COVID-19, với nhiều tiểu bang không đủ số lượng cần thiết để ngăn chặn coronavirus bùng phát mạnh.

Tổng thống Donald Trump nói một cuộc biểu tình vào tháng 6 rằng xét nghiệm COVID-19 là con dao hai lưỡi vì dẫn đến nhiều trường hợp bị phát hiện mắc bệnh hơn, khiến Mỹ có vẻ tồi tệ hơn. Nhà lãnh đạo nước Mỹ nói thêm rằng ông kêu gọi các quan chức "làm ơn làm chậm quá trình xét nghiệm". Vào thời điểm đó, một quan chức Nhà Trắng nói với Reuters rằng phát biểu này chỉ là đùa giỡn.

Tính đến thời điểm viết bài, Mỹ ghi nhận 5.999.676 ca mắc COVID-19 với 183.641 người chết và 3.311.892 trường hợp phục hồi.

California hôm 26.8 đã công bố một thỏa thuận với Tập đoàn PerkinElmer để tăng gần gấp đôi năng lực thử nghiệm COVID-19 của tiểu bang, còn Thống đốc New York Andrew Cuomo nhanh chóng khẳng định rằng chính trị không đóng vai trò gì trong sự thay đổi này. Ông Andrew Cuomo nói với MSNBC: “Chúng tôi cần những người làm công tác y tế công cộng chứ không phải chính trị và chúng tôi hoàn toàn coi thường khuyến nghị của CDC”.

Trong khi Brett Giroir cho biết các xét nghiệm với những người không có triệu chứng được tiến hành quá sớm để phát hiện chính xác vi rút, có thể dẫn đến cảm giác an toàn sai lầm và có khả năng lây lan vi rút.

Các chuyên gia y tế cho biết động thái trên của CDC có thể làm tổn hại đến các nỗ lực truy tìm người tiếp xúc với bệnh nhân COVID-19 để ngăn chặn sự lây lan của vi rút.

“Không thể giải thích được tại sao CDC lại đột ngột thay đổi khuyến nghị. Nó không có tính khoa học mới nào mà chúng tôi biết đến. Chúng tôi cần thử nghiệm nhiều hơn nữa, không phải ít hơn", tiến sĩ Leana Wen, cựu ủy viên y tế Baltimore và là giáo sư thỉnh giảng tại Trường Y tế Công cộng Milken thuộc Đại học George Washington, nói với CNN.

Nhân Hoàng

Bài liên quan
Nhà sản xuất vắc xin COVID-19 có mặt đầu tiên ở Việt Nam được vinh danh
AstraZeneca vừa chính thức trở thành 1 trong 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024, trong đó, công ty ở vị trí thứ 5 toàn ngành dược và thứ 35 trong số những nơi làm việc tốt nhất.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
6 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
CDC đưa ra khuyến nghị gây sốc về xét nghiệm COVID-19, chính quyền Trump bị lên án