Thật thú vị khi biết đó chính là cây bút trẻ Huỳnh Mẫn Chi và tiểu thuyết 'Cho thuê hạnh phúc'. Người mà bài viết cuối cùng nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã đặt rất nhiều kỳ vọng. Ban sáng tác trẻ Hội Nhà văn TP.HCM cũng sẽ tổ chức buổi giới thiệu tác phẩm này lúc 8h sáng 11.11.2014 tại văn phòng Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật (81 - Trần Quốc Thảo – Quận 3 – TP.HCM)...  

Cây bút trẻ nào nhà văn Nguyễn Quang Sáng kỳ vọng trước khi qua đời?

Một Thế Giới | 11/11/2014, 04:00

Thật thú vị khi biết đó chính là cây bút trẻ Huỳnh Mẫn Chi và tiểu thuyết 'Cho thuê hạnh phúc'. Người mà bài viết cuối cùng nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã đặt rất nhiều kỳ vọng. Ban sáng tác trẻ Hội Nhà văn TP.HCM cũng sẽ tổ chức buổi giới thiệu tác phẩm này lúc 8h sáng 11.11.2014 tại văn phòng Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật (81 - Trần Quốc Thảo – Quận 3 – TP.HCM)...  

Cây bút trẻ Huỳnh Mẫn Chi viết được nhiều thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết, báo chí, nghiên cứu, di dạy... cũng như qua đó cô tự tìm kiếm chính bản thể mình. Nhưng có một điều không thể phủ nhận, đọc văn cô bạn đọc biết ngay văn vẻ dân dã, tâm hồn dung dị  của ngọn gió đồng miền Tây. Nghĩ cho cùng, viết đạt được điều ấy thật không dễ. Khi cái quê xứ con người thấm vào lòng dù có đi đâu, viết gì cũng sẽ mãi mãi không là "con cá biệt tăm".

cay but tre
Nhà văn Nguyễn Quang sáng viết lời giới thiệu cuối cùng cho tiểu thuyết "Cho thuê hạnh phúc" của cây bút trẻ Huỳnh Mẫn Chi  
...Tôi chú ý đến Huỳnh  Mẫn Chi từ khi tôi đọc câu chuyện “Ngày tôi về với má” của cô ấy. Người kể chuyện xưng “Tôi”. Tôi với nhân vật “Tôi” trong câu chuyện “Ngày tôi về với má” là người miền tây, cùng thời với nhau. Anh kể về kỷ niệm của anh thời thơ ấu, tuổi đầy cảm xúc, nhạy cảm với đôi mắt trong trắng, ngắm nhìn chim bay, nghe chim hót, mỗi loài chim mỗi tiếng hót líu lo rất riêng. Anh nhìn cảnh vật, cây cỏ đâu đâu cũng tươi rói. Tôi bỗng thấy mình nhập vào tâm hồn của nhân vật “Tôi” trong câu chuyện “Ngày tôi về với má”. Tôi theo nhân vật “Tôi” từng bước đường, nhìn đời bằng đôi mắt của “Tôi”. Tôi nghĩ, nhân vật “Tôi” trong câu chuyện “Ngày tôi về với má” thành công từ cậu bé nông thôn thích nghe chim hót. Mỗi tiếng chim như một nhạc cụ, cùng hòa quyện trỗi lên như dàn nhạc giao hưởng trong trí tưởng tượng cậu bé. Cậu bé nhờ mê tiếng chim hót hồi đó chính là ông bạn tôi, anh đã trở thành nhạc sĩ dòng nhạc hàn lâm đứng đầu cả nước và từng nổi danh ở trời Tây .

Sau này, tôi thường đọc truyện ngắn của Huỳnh Mẫn Chi hơn. Ở lối viết văn của Huỳnh Mẫn độc đáo nhứt là ở mỗi truyện, cô đều khắc họa bức tranh thiên nhiên sống động, đẹp và thú vị.

  “Cho thuê hạnh phúc” là một cố gắng lớn của cô ấy. Tôi luôn động viên và ủng hộ cô viết đề tài này. Đề tài viết về ADN rất hay, rất cần thiết và không hề lỗi thời chút nào với mọi thời đại. Đàn ông tụi tui dù có là tổng thống hay chỉ là anh chàng công nhân bình thường, cho dù là một nhân vật lịch sử của nhân loại hay chỉ là ông nông dân bần cùng… Cả đời tụi tui mong mỏi điều còn lại chính là những đứa con. Mà đứa con đó phải là máu mủ của tụi tui, chứ không phải của các ông “hàng xóm”…

Nguyễn Quang Sáng
"Cho thuê hạnh phúc" là tiểu thuyết của Huỳnh Mẫn Chi viết về ADN, về gien. Nhưng hình như cô chỉ mượn một cái tứ khoa học để nói về gien gốc của con người. Đó là cái nôi tình yêu, hạnh phúc, gia đình mà mỗi thành viên phải biết gìn giữ. Tình cảm vợ con, sự thủy chung, tâm tình, sự luyến ái sống chết suy cho cùng bật tung từ một gốc rễ thân phận. Nếu Đức Phật giáo huấn "Đời là bể khổ trầm luân" thì tế bào gốc là phải tìm được hạt chủng tử hay cái mầm yêu thương trong cuộc tồn sinh ấy để có lý do tồn tại. Cứu cánh chính là ý nghĩa tìm được, đọc được bình yên, cơn cớ của cuộc tồn tại ấy!

Báo Điện tử Một Thế Giới có một cuộc phỏng vấn với nhà văn Huỳnh Mẫn Chi trước giờ giới thiệu tác phẩm Cho thuêhạnh phúc (Nxb. Văn Học, 11.2014) do Ban sáng tác trẻ Hội Nhà Văn TP.HCM tổ chức lúc 8 h sáng ngày 11.11.2014 

*Tiểu thuyết Cho thuê hạnh phúc được viết trong bối cảnh nào? Đối tượng nào chị nhắm đến khi viết để "neo trọng lực" và có nguồn cảm hứng khi ấp ủ một tác phẩm dài hơi như vậy?

Nhà văn Huỳnh Mẫn Chi: Cùng với Internet, máy ảnh kỹ thuật số, máy rút tiền tự động ATM... tôi thấy kỹ thuật xét nghiệm ADN xuất hiện như một phát minh của khoa học hiện đại, như một nhu cầu cần thiết đối với đời sống con người hiện đại. Khi mà đạo đức trở nên bất lực, ADN sẽ tìm ra câu trả lời chính xác qua cấp độ phân tử nhân đôi và truyền cho thế hệ sau. Kết quả giải mã những đoạn gien trong phòng thí nghiệm là chứng cứ xác thực nhất để hóa giải những bí mật của bao số phận... Mà ngày nay, phụ nữ đã được giải phóng, được đề cao. Cùng với nam giới ngày nay, phụ nữ có cơ hội và tự do hơn ngày xưa. Thời gian dành cho gia đình, cho con cái, mức độ ràng buộc gắn kết với các thành viên trong gia đình, một số phụ nữ hiện đại thường xem nhẹ. Gặp phải cuộc sống gia đình không như ý muốn, họ chống chếnh, thiếu vắng. Có thể, họ sẽ dễ dàng dẫn đến sa ngã vào những mối quan hệ tình cảm ngoài gia đình...

Tôi viết “Cho thuê hạnh phúc” nhắm vào đối tượng nữ. Tất cả những nhân vật trong “Cho thuê hạnh phúc” đều có số phận nghiệt ngã. Trong cuộc đời họ, ai cũng một lần nhờ đến AND. Nhân vật nữ chính như đại diện cho công lý đi tìm sự thật, khi mà đạo đức trở nên bất lực thì ADN đã tìm ra câu trả lời chính xác. Kết quả giải mã những đoạn gien trong phòng thí nghiệm là chứng cứ xác thực nhất để hóa giải những bí mật của bao thân phận phụ nữ. Mội số phụ nữ lại thích sống buông thả, quan hệ tình dụ bừa bãi, không có trách nhiệm với chính mình. Các trung tâm xét nghiệm ADN ra đời cũng là một lời cảnh báo để phụ nữ hãy sống thận trọng hơn, giữ mình hơn, không thể che giấu sự thật đến suốt đời. Chính những lối sống buông thả, sự thiếu chung thủy đã ảnh hưởng rất lớn đến trị truyền thống gia đình Việt Nam. Tâm lý về sự thủy chung đã có từ ngàn xưa, nó trở thành giá trị sống như một chân lý của gia đình Việt Nam. Vì vậy, việc người đàn ông đòi xét nghiệm xem đứa bé đó có phải con thật của mình không là điều dễ hiểu!
*Được biết, Huỳnh Mẫn Chi là cây bút được nhà văn Nguyễn Quang Sáng chọn để viết đề tựa trước khi mất. Điều đó thật hiếm thấy và chắc chắn sẽ trở thành một kỷ niệm trong cuộc đời cầm bút...
Trước tiên, nhà văn Nguyễn Quang Sáng là bạn thân của chồng tôi (GS.TS. Nhạc sĩ Nguyễn Văn Nam).  Tôi với nhà văn Nguyễn Quang Sáng lại là hàng xóm. Thỉnh thoảng, tôi ghé thăm ông, được ông chia sẻ trong sáng tác. Những ý tưởng đưa ra trong viết lách, ông luôn ủng hộ và góp ý. Ông sống rất chân tình, gần gũi và luôn quan tâm đến người khác, đặc biệt là đời sống gia đình tôi. Thay lời tựa tiểu thuyết “Cho thuê hạnh phúc” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng đối với tôi là một kỷ niệm lớn, như thêm sức mạnh cho tôi, bước vững trên con đường sáng tạo nghệ thuật.
cay but tre
 Bìa sách "Cho thuê hạnh phúc"
*Cô có thể cho bạn đọc báo Điện tử Một Thế Giới biết những đeo đuổi ý tưởng, đề tài sáng tác hay một vài dự định văn chương sắp tới của chị?

Hiện nay, tôi đã hoàn thành xong bản thảo tiểu thuyết “Tắm sông”, đề tài viết về bảo vệ nguồn nước ở Đồng bằng sông Cửu Long. Nội dung câu chuyện “Tắm sông” xoay đời sống những người lao động nghèo, sống ven sông, sống trên sông, sống ở chợ nổi ở miền Tây Nam bộ.

*Cám ơn Huỳnh Mẫn Chi về cuộc trò chuyện này!
Đông Dương thực hiện
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế
3 giờ trước Sự kiện
Ngày 27.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Phòng không nhân dân; Luật Công đoàn (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cây bút trẻ nào nhà văn Nguyễn Quang Sáng kỳ vọng trước khi qua đời?