Mất gia đình và sống sót ra khỏi trại tập trung Auschwitz ở Nazi (Đức Quốc xã) rồi nhập cư đến Mỹ từ năm 1947, Martin Greenfield đã trở thành thợ may nổi tiếng cho các tổng thống Mỹ. 

Câu chuyện về Martin Greenfield, người thợ may nổi tiếng cho các Tổng thống Mỹ

Một Thế Giới | 01/02/2015, 20:02

Mất gia đình và sống sót ra khỏi trại tập trung Auschwitz ở Nazi (Đức Quốc xã) rồi nhập cư đến Mỹ từ năm 1947, Martin Greenfield đã trở thành thợ may nổi tiếng cho các tổng thống Mỹ. 

Martin Greenfield, người đàn ông Tiệp Khắc là một trong những người thợ may tuyệt vời và đáng kính trọng nhất trên thế giới. Ông may đồ cho tất cả mọi người từ các nghệ sĩ đến chính trị gia nổi tiếng như: Rat Pack, Leonardo DiCaprio, tổng thống Mỹ Barack Obama. Tuy nhiên đằng sau sự thành công trong nghề nghiệp, Martin Greenfield đã trải qua cả một quãng thời gian tuổi trẻ đầy đau thương và nước mắt.
Tho may noi tieng cua cac tong thong My
Martin Greenfield chia sẻ về cuộc đời của ông trong cuốn sách "Measure of a Man"  
Trong cuốn sách mới nhất “Measure of a Man”, Martin Greenfield đã chia sẻ về sự mất mát của ông khi ở traị giam tập trung Auschwitz taị Đức Quốc Xã. Đó cũng chính là khoảng thời gian ông bắt đầu học khâu những mũi kim đầu tiên và hiểu về “sức mạnh” của những bộ quần áo.
Cuộc trốn chạy bất thành
Ngày thứ hai ở bên trong Auschwitz, những người lính Đức đã hỏi liệu trong chúng tôi có ai biết về bất kì ngành nghề nào như thợ nề, thợ mộc hay đại loại biết một cái gì đó. Cha tôi chộp lấy cổ tay tôi và giơ lên cao: “Nó là một thợ sửa máy móc rất có kinh nghiệm”, Martin Greenfield chia sẻ.
Tho may noi tieng cua cac tong thong My
Trại giam tập trung ở Nazi nơi Martin Greenfield trải qua tuổi trẻ đầy đau thương và nước mắt  
Và khi Martin Greenfield  bắt đầu làm tình nguyện viên như một thợ sửa máy móc cũng là cách để cha có thể bảo vệ ông.
Nhưng rồi một hôm, Martin Greenfield quyết định “tôi đã làm một thứ mà đãng lẽ tôi không nên làm, một điều ngốc nghếch: Tôi bỏ chạy. Hàng rào và quân lính ở khắp nơi. Tôi đã nghĩ là sẽ đi đâu bây giờ? Tôi không thể nói. Nhưng vì bất cứ lý do gì, tôi đã bỏ chạy”.
Trong cuốn sách của mình, Martin Greenfield kể lại rằng, cuộc trốn chạy đó bất thành, ông đã bị bắt và máu chảy đầy người. Chính từ lần đó cũng là lần cuối cùng ông nhìn thấy cha mình.
“Quần áo sở hữu sức mạnh”
Từ vụ bỏ trốn bất thành, Martin Greenfield bị chuyển qua công việc giặt quần áo đồng phục cho lính Đức. Do không có kinh nghiệm, một lần Martin đã làm hỏng áo của một người lính và khiến anh ta tức giận. “Tôi không nhớ những lời anh ta nói mà chỉ nhớ cây gậy của anh ta. Anh ta đã đánh tôi đến chảy máu và lấy tôi như một ví dụ để răn đe cho những người tù khác. Anh ta đã xé chiếc áo và ném vào mặt tôi trước khi bước đi”, Martin Greenfield nhớ lại.
Tho may noi tieng cua cac tong thong My
           "Quần áo sở hữu sức mạnh. Quần áo không chỉ tạo nên một con người mà còn cứu họ"                       Martin Greenfield chia sẻ.

Một người làm việc chung với Martin Greenfield đã dạy ông cách khâu vá lại chiếc áo và “đến bây giờ tôi vẫn không hiểu tại sao, khi tôi có đuợc một sự khuyến khích, tôi đã khâu lại chiếc áo đó và mặc bên trong sau chiếc áo tù. Rồi chính chiếc áo đó đã dạy cho tôi biết “quần áo sở hữu sức mạnh”. Quần áo không chỉ tạo nên một con người mà còn cứu họ. Chúng đã làm điều đó cho tôi”.
Trở thành người thợ may tài ba
Tho may noi tieng cua cac tong thong My
 Martin Greenfield (ngoài cùng bên trái) chụp hình với tổng thống Mỹ Barack Obama
Chính từ những năm tháng tuổi trẻ đó, Martin Greenfield đã học hỏi và trở thành người thợ may giỏi. Ông chuyên may các bộ veston cho các ngôi sao đến tổng thống như Barack Obama, Bill Clinton.Hiện tại Martin Greenfield cùng với các con trai mở thương hiệu Martin Greenfield ClothiersBrooklyn, Mỹ.
Kim Bùi ( theo CNN) 
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
5 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Câu chuyện về Martin Greenfield, người thợ may nổi tiếng cho các Tổng thống Mỹ