Theo tạp chí Current Archaeolog, nhà khảo cổ học Dorian Fuller ở Đại học London, Anh và các đồng nghiệp đã khám phá ra những mẫu cổ nhất của cây cao lương được thuần hóa, chứng tỏ rằng con người đã trồng loài cây này cách đây hơn 5.000 năm.

Cao lương đã được trồng ở châu Phi cách đây hơn 5.000 năm

06/10/2017, 18:53

Theo tạp chí Current Archaeolog, nhà khảo cổ học Dorian Fuller ở Đại học London, Anh và các đồng nghiệp đã khám phá ra những mẫu cổ nhất của cây cao lương được thuần hóa, chứng tỏ rằng con người đã trồng loài cây này cách đây hơn 5.000 năm.

Ảnh: Giống cao lương Sorghum bicolor

Phát hiện này được thực hiện khi họ phân tích các sản phẩm đồ gốm được tìm thấy gần thành phố Kassala ở miền Đông Sudan.

Giống cao lương Sorghum bicolor và một số loài khác là các cây nông nghiệp phổ biến ở châu Phi. Cao lương, hay còn gọi miến mía, cao lương đỏ, (cỏ) miến to, bo bo (danh pháp khoa học: Sorghum bicolor). Cao lương là cây ngũ cốc quan trọng thứ 5 trên thế giới sau lúa gạo, lúa mỳ, ngô và đại mạch.

Lục địa đen là quê hương của cây cao lương và kỹ thuật canh tác loài cây này còn lan rộng đến châu Á, Bắc Mỹ, Nam Mỹ và thậm chí phổ biến sang cả Úc.

Cao lương có khả năng chịu hạn và có thể phát triển trên các vùng đất cằn cỗi. Hạt cao lương được sử dụng để nấu các món ăn và nấu bia, bẹ và lá dùng làm thức ăn cho gia súc và trong những năm gần đây phục vụ cho việc sản xuất nhiên liệu sinh học. Cao lương là khẩu phần ăn chính hàng ngày của hàng triệu người trên thế giới.

Trong hơn một thế kỷ nay, các nhà khoa học cho rằng việc canh tác cao lương có nguồn gốc ở các vùng bán khô cằn của châu Phi nhiệt đới, nằm bên ngoài vùng nông nghiệp cổ xưa ở Thung lũng sông Nile, nơi lúa mỳ và lúa mạch chiếm ưu thế. Nhưng không có cách nào để có được bằng chứng xác thực về điều này.

Nay nhà khảo cổ Dorian Fuller và các đồng nghiệp đã nghiên cứu những phát hiện từ khu dân cư KG23, tượng đài lớn nhất của nền văn hóa khảo cổ học ở Bhutan. Các nhà khoa học quan tâm đến các hình vẽ thực vật trên thành các bình gốm. Họ đã nghiên cứu cẩn thận các mảnh vỡ được tìm thấy vào những năm 1980 trong cuộc thám hiểm khoa học của Đại học Southern Methodist (Dallas, Mỹ).

Họ đã xác định được dấu vết của cả hai loài cao lương hoang dã và đã thuần hóa. Cùng với việc gần đây ngành khảo cổ tìm ra những bằng chứng khẳng định loài cây cao lương châu Phi Pennisetum typhoideum được thuần hóa ở Mali có 4,5 nghìn năm tuổi, phát hiện này tạo ra một cái nhìn mới về lịch sử canh tác nông nghiệp ở châu Phi.

Vũ Trung Hương

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đồng ý phương án nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 9 ngày liên tục
3 giờ trước Sự kiện
Thủ tướng đồng ý với phương án Bộ LĐ-TB-XH đề xuất nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 9 ngày liên tục.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cao lương đã được trồng ở châu Phi cách đây hơn 5.000 năm