Kẻ xấu gọi điện cho bị hại, giả danh nhân viên chăm sóc khách hàng của các nhà mạng, đề nghị bị hại nâng cấp sim điện thoại từ sim 3G lên sim 4G, 5G…

Cảnh báo chiêu trò ‘đề nghị nâng cấp sim điện thoại’ chiếm đoạt tài sản

Nhã Thanh | 25/03/2022, 22:01

Kẻ xấu gọi điện cho bị hại, giả danh nhân viên chăm sóc khách hàng của các nhà mạng, đề nghị bị hại nâng cấp sim điện thoại từ sim 3G lên sim 4G, 5G…

Theo Bộ Công an, gần đây, tại một số địa phương, trong đó có TP.Đà Nẵng, nổi lên hiện tượng có kẻ xấu thực hiện thủ đoạn lừa chiếm đoạt quyền sử dụng sim điện thoại cá nhân, từ đó chiếm đoạt mật khẩu tài khoản ngân hàng, ví điện tử, tài khoản mạng xã hội... để chiếm đoạt tài sản.

Công an TP.Đà Nẵng cho biết bọn chúng sẽ thu thập thông tin cá nhân của bị hại, những thông tin này do lộ lọt, mua bán trên không gian mạng... Lợi dụng chính sách dịch vụ của các nhà mạng di động cho phép thuê bao di động được chuyển hướng cuộc gọi đến một số điện thoại khác, bọn chúng gọi điện cho bị hại giả danh nhân viên chăm sóc khách hàng của các nhà mạng, đề nghị bị hại nâng cấp sim điện thoại từ sim 3G lên sim 4G, 5G để nâng cao chất lượng...

Chúng yêu cầu nạn nhân nhắn tin theo cú pháp đối tượng đưa ra, thực chất đây là cú pháp để người dùng dịch vụ của các nhà mạng cho phép thuê bao di động chuyển hướng cuộc gọi đến một số điện thoại bất kỳ.

canh-bao-chieu-tro-de-nghi-nang-cap-sim-dien-thoai-chiem-doat-tai-san.jpg
Người dân nên nâng cao cảnh giác trước những cuộc điện thoại lạ - Ảnh: Internet

Cơ quan chức năng cho biết sau khi bị hại gửi thành công tin nhắn đã soạn theo cú pháp trên, bị hại sẽ mất quyền kiểm soát sim vì sim của kẻ lừa đảo trở thành sim “chính chủ”, mọi cuộc gọi đến thuê bao của người dùng lập tức được chuyển tiếp đến số điện thoại của bọn chúng.

Tiếp đó, bọn chúng dễ dàng chiếm đoạt tài khoản mạng xã hội, tài khoản ngân hàng, ví điện tử... của nạn nhân bằng cách đăng nhập và chọn tính năng quên “Quên mật khẩu”.

Tiếp đó, nhà cung cấp dịch vụ sẽ gửi mã xác thực (OTP) đến sim điện thoại đối tượng vừa chiếm đoạt, từ đó dễ dàng chiếm đoạt được tài khoản mạng xã hội, tài khoản ngân hàng, ví điện tử của nạn nhân; hoặc sử dụng thông tin của bị hại để vay tiền thông qua các App cho vay trên mạng, dẫn đến bị hại bị nợ các khoản tiền lớn.

Ngoài thủ đoạn trên, Bộ Công an cũng nêu rõ thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Kon Tum xuất hiện một số kẻ giả mạo tài khoản Facebook, Zalo của lãnh đạo các sở, ban, ngành... để kết bạn với cán bộ, nhân viên cấp dưới; sau đó mạo danh chỉ đạo chuyển tiền phục vụ công việc cơ quan hoặc vay mượn xử lý công việc cá nhân để chiếm đoạt.

Theo đó, chúng thực hiện hành vi lừa đảo bằng cách nhắn tin hỏi thăm, tạo lòng tin với những người vừa kết bạn được để mượn số tiền lớn, nhờ chuyển tiền cho người thân hoặc chuyển tiền để phục vụ công tác của cơ quan.

Cơ quan chức năng nêu rõ số tiền này thường được yêu cầu gửi vào số tài khoản ngân hàng của một người khác, hoặc số tài khoản có họ tên tương tự lãnh đạo các sở, ban, ngành được chúng mua lại trên mạng và sau đó thực hiện hành vi chiếm đoạt.

Qua phân tích, cơ quan công an đề nghị người dân nêu cao tinh thần cảnh giác, không để kẻ xấu lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Bài liên quan
Cảnh giác chiêu bài ‘kiểm chứng thông tin’ - hình thức lừa đảo mới nhất
Thông qua câu chuyện cấp, xác thực tài khoản định danh điện tử, kẻ xấu tự xưng là công an đọc chính xác thông tin cá nhân của bị hại để yêu cầu thực hiện nhiều việc.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
8 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cảnh báo chiêu trò ‘đề nghị nâng cấp sim điện thoại’ chiếm đoạt tài sản