Ban tổ chức Olympic Paris 2024 đã vượt qua các kỳ Thế vận hội trước trong nỗ lực biến ngày hội thể thao hành tinh trở thành sự kiện xanh nhất kể từ khi biến đổi khí hậu trở thành mối quan tâm.
Kiến thức - Học thuật

Cần xem lại cách tổ chức Olympic để chống biến đổi khí hậu

Anh Tú 11:35 31/07/2024

Ban tổ chức Olympic Paris 2024 đã vượt qua các kỳ Thế vận hội trước trong nỗ lực biến ngày hội thể thao hành tinh trở thành sự kiện xanh nhất kể từ khi biến đổi khí hậu trở thành mối quan tâm.

paris(1).jpg
Paris liệu có trải qua nắng nóng khi tổ chức Olympic 2024 - A.T tạo từ AI

Nhưng với ước tính 11 triệu khách du lịch đổ về Thành phố Ánh sáng để theo dõi Thế vận hội, gồm 1,5 triệu người từ nước ngoài, Paris đối mặt với gánh nặng môi trường lớn.

Gánh nặng từ du khách quốc tế

Mặt tích cực là những người tổ chức đã nghiêm túc trong nỗ lực giảm lượng khí thải carbon. Họ đã đo lượng khí thải carbon dự kiến ​​của Thế vận hội, để từ đó giảm lượng khí thải thông qua việc sử dụng hiệu quả năng lượng, hạn chế xây dựng mới bằng cách tận dụng các cơ sở hiện có, thêm làn đường dành cho xe đạp, giảm thiểu việc sử dụng máy phát điện chạy bằng nhiên liệu và tìm nguồn nguyên liệu bền vững cho sản xuất huy chương, bục vinh danh và nhiều thứ khác phục vụ trong ngày hội thể thao toàn cầu.

Có lẽ thành tựu quan trọng nhất là Ban tô chức đã quảng bá về công việc thúc đẩy môi trường bền vững của mình ở mọi chỗ, thu hút sự chú ý và nâng cao nhận thức của công chúng về các vấn đề môi trường khô khan như ô nhiễm không khí hay nhiệt độ khắc nghiệt ở Pháp và nhiều nơi khác.

Tuy nhiên, du khách quốc tế là một yếu tố lớn góp phần vào tác động carbon tổng thể của Thế vận hội. Ban tổ chức Olympic Rio năm 2016 đã ước tính rằng hơn một nửa lượng khí thải carbon sẽ đến từ khán giả. Trong số đó, 80% được tạo ra bởi những du khách nướ ngoài. Các nhà tổ chức thấy việc giảm lượng khí thải từ nguồn đó ít hiệu quả nên tốt hơn là tìm cách bù đắp ở những nơi khác trong quá trình chuẩn bị và tổ chức sự kiện.

Còn có thể làm gì nữa? Nếu thế giới nghiêm túc về việc giảm lượng khí thải carbon, thì Thế vận hội, giống như nhiều sự kiện quy mô khác, sẽ phải thay đổi nhiều hơn nữa. Jules Boykoff, người đã viết nhiều về Olympic, đã lập luận đúng đắn trên tạp chí Scientific American rằng: "Thế vận hội cần phải giảm quy mô, hạn chế số lượng du khách phương xa, xanh hóa hoàn toàn chuỗi cung ứng khổng lồ của họ và ghi chép số liệu sinh thái để giải trình thực sự nghiêm túc".

Những nỗ lực thúc đẩy môi trường bền vững ở Paris không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Sông Seine nơi tổ chức bơi marathon và phần bơi trong cuộc thi ba môn phối hợp. Nhưng mặc dù đã chi 1,4 tỉ euro để cố gắng làm sạch dòng sông, chính quyền Pháp vẫn không đạt được kết quả như kỳ vọng: Các xét nghiệm nước vào tháng 6 vẫn cho thấy mức độ E. coli cao. Những con số đó vào cuối tháng 6 và đầu tháng này mới cải thiện và dần chạm ngưỡng an toàn để bơi. Anne Hidalgo, thị trưởng Paris, gần đây đã bơi ở sông sau một lần phải hoãn vì lượng vi khuẩn trong nước cao. Chuyến bơi của bà rất hứa hẹn, nhưng một trận mưa lớn có thể kéo thêm nhiều chất ô nhiễm vào sông và biến mọi nỗ lực ra sông ra bể.

Ban tổ chức Paris cũng đã từ bỏ tham vọng nói không với hệ thống điều hòa không khí thông thường tại Làng Olympic. Do phản ứng từ VĐV, họ đã phải lắp đặt khoảng 2.500 máy điều hòa không khí tạm thời. Ban tổ chức từng đặt hết hy vọng vào hệ thống làm mát địa nhiệt mà họ tin là giúp giữ cho nhiệt độ trong phòng mát hơn ít nhất 11 độ so với nhiệt độ bên ngoài. Công nghệ đó, gồm hệ thống đường ống bơm nước lạnh bên dưới sàn làng, dự kiến ​​sẽ giảm tác động carbon xuống 45% so với hệ thống điều hòa không khí thông thường.

Cần hạn chế du khách quốc tế

Trong nhiều năm, ban tổ chức đã hứa rằng Thế vận hội sẽ tạo sự chuyển biến "tích cực về khí hậu". Người ta hoài nghi rằng các kỳ Thế vận hội không thể đạt được mức trung hòa carbon một khi còn cảnh hàng triệu khách du lịch đổ về thành phố đăng cai, với nhiều người đi bằng đường hàng không vốn tạo ra lượng khí thải khổng lồ chưa kể đến việc du khách tiêu thụ hàng hóa xả láng và tạo ra chất thải khi họ đến nơi.

Trong các kỳ Thế vận hội trước, vé thường được bán trước cho người dân địa phương, hạn chế số lượng vé dành cho người nước ngoài. Nhưng tại Paris, vé được bán trên nền tảng số cho phép mọi người ở bất kỳ đâu trên thế giới đều có thể mua cùng một lúc. Chính điều này có thể làm tăng số lượng du khách quốc tế đổ xô đến Paris cao hơn so với các kỳ Thế vận hội khác.

Lần gần nhất Pháp đăng cai Thế vận hội mùa đông, tại Albertville vào năm 1992. Khi ấy, địa điểm trên núi đã được cải tạo để phù hợp với các nội dung trượt tuyết. Như một quan chức thể thao người Đức đã nói vào thời điểm đó, "Dãy núi Alps đang được tái thiết theo nghĩa đen vì rõ ràng đấng sáng tạo không phải là một VĐV trượt tuyết".

Khu vực đó dự kiến ​​sẽ lạitổ chức Thế vận hội mùa đông một lần nữa vào năm 2030 và người ta hy vọng các nhà tổ chức sẽ cân nhắc kỹ hơn đến môi trường trên các ngọn núi. Điều đó sẽ rất quan trọng trong những năm sau đó, vì Albertville là một trong số 12 trong số 21 thành phố từng đăng cai dự kiến ​​vẫn còn đủ lạnh để tổ chức Thế vận hội mùa đông một cách đáng tin cậy vào năm 2070 nếu thế giới cứ nóng lên như tình hình hiện giờ.

Biến đổi khí hậu đã và đang gây ra hậu quả. Olympic Tokyo 2020 là kỳ Thế vận hội nóng nhất từng được ghi nhận. Thế vận hội mùa đông 2022 tại Bắc Kinh, thời tiết ấm áp và khô hanh đã buộc ban tổ chức phải hoàn toàn dựa vào tuyết nhân tạo. Mùa hè năm ngoái được coi là nóng nhất từng được ghi nhận trên toàn cầu, mà hậu quả là hơn 5.000 người đã tử vong tại Pháp trong bốn đợt nắng nóng. Nhưng Paris đang lo ngại mùa hè nóng bức sẽ quay trở lại trong những tuần tới. Theo dự báo của AccuWeather, nhiệt độ dự kiến ​​sẽ không tăng quá 32 độ C trong ngày hội thể thao kéo dài hai tuần này.

Tuy nhiên, thời tiết, hay đúng hơn là khí hậu, vẫn là một thách thức lâu dài. tại một hội nghị thể thao vào năm 2022, Julie Duffus, giám đốc phụ trách về môi trường tại Ủy ban Olympic quốc tế, đã phát biểu rằng bà dự kiến ​​số lượng các quốc gia tham gia sẽ giảm, có thể giảm tới 20% so với con số hiện tại, vào năm 2030.

Ở một số nơi trên thế giới, thời tiết thường quá nóng để chơi hoặc tập luyện ngoài trời. Ở những nơi khác, bão, lũ lụt, hạn hán hoặc cháy rừng liên tục đang làm giảm cơ hội chơi thể thao. Ở một số nơi, đặc biệt là các quốc đảo và quốc gia dọc theo xích đạo, thiệt hại liên quan đến khí hậu đang làm tê liệt ngân sách công, làm giảm nguồn tài trợ vốn có thể dành cho đội tuyển Olympic quốc gia.

Nhờ có truyền hình và mạng xã hội, những người ở xa thành phố đăng cai vẫn có thể theo dõi trực tiếp mà không cần phải đi đến tận nơi. Tokyo 2020, thực tế được tổ chức vào năm 2021, và Bắc Kinh 2022 không có du khách quốc tế vì đại dịch COVID. Môi trường thế giới nhờ điều đó đã tốt hơn.

Tại Thế vận hội Rio, ban tổ chức tuyên bố rằng một phần "đáng kể" lượng khí thải của khán giả, gồm cả phát sinh từ việc đi lại, đã được bù đắp bằng việc trồng cây. ban tổ chức Paris hy vọng cũng sẽ bù đắp lượng khí thải tương tự bằng các dự án tái trồng rừng và năng lượng tái tạo. Nhưng những khoản bù đắp này không phải là giải pháp tối ưu.

Đối với tất cả những nỗ lực ở Paris nhằm giảm tác động carbon dù rất đáng kể, nhưng các sự kiện Thế vận hội trong tương lai phải được xem xét lại. Một kỳ Olympic quy mô nhỏ hơn có thể sẽ không giải quyết được mọi vấn đề, nhưng nó sẽ khiến các sự kiện này thân thiện với môi trường hơn.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 1: Giá bấp bênh, diêm dân vẫn quyết không bỏ nghề
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Nghề làm muối ở tỉnh Bạc Liêu đã hình thành và phát triển đến nay trên 100 năm. Với diêm dân, nghề muối là nghề phải “đội nắng tắm sương” mới tạo ra được hạt muối ngon.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cần xem lại cách tổ chức Olympic để chống biến đổi khí hậu