Hiện vấn đề được nhiều đơn vị quan tâm đối với dự án cảng trung chuyển Quốc tế Cần Giờ là môi trường, bởi khu vực này có hơn 400ha là đất mặt biển, rừng ngập mặn (93ha là rừng phòng hộ).

Cẩn trọng bảo vệ rừng khi phát triển cảng tại Cần Giờ

H.Đ | 28/10/2022, 20:39

Hiện vấn đề được nhiều đơn vị quan tâm đối với dự án cảng trung chuyển Quốc tế Cần Giờ là môi trường, bởi khu vực này có hơn 400ha là đất mặt biển, rừng ngập mặn (93ha là rừng phòng hộ).

Ngày 28.10, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Xuân Sang đã chủ trì buổi làm việc với Công ty CP Cảng Sài Gòn. Theo báo Giao thông, tại buổi làm việc, ông Nguyễn Lê Chơn Tâm, Tổng Giám đốc Công ty CP Cảng Sài Gòn (Cảng Sài Gòn) đã nhấn mạnh  vấn đề cảng trung chuyển Quốc tế Cần Giờ, đặc biệt vấn đề liên quan đến đầu tư, trong đó có việc bổ sung cảng vào quy hoạch tổng thể phát triển Quốc gia.

Trong khi đó, đại diện Sở Kế hoạch đầu tư TP.HCM cho biết đã lấy ý kiến 16 đơn vị liên quan đến việc đầu tư. Hiện vấn đề được nhiều đơn vị quan tâm đối với dự án cảng này là môi trường, bởi khu vực này có hơn 400ha là đất mặt biển, rừng ngập mặn (93ha là rừng phòng hộ). 

Về vấn đề này, Thứ trưởng Sang nhận định: “Chúng ta sẽ tiến hành đưa quy hoạch cảng vào quy hoạch Quốc gia theo trình tự, thủ tục, theo quy định hiện hành. Dự án cảng Cần Giờ có liên quan đến đất rừng phòng hộ nên vừa phát triển cảng phải vừa bảo vệ rừng phòng hộ, bảo vệ nghiêm ngặt diện tích rừng tự nhiên”.

Trước đó khi trả lời báo chí, Thứ trưởng Nguyễn Xuân Sang cũng nêu ý kiến rằng việc nghiên cứu xây dựng cảng trung chuyển quốc tế tại huyện Cần Giờ cần hết sức thận trọng. Ông Sang lưu ý những đánh giá về nhu cầu sử dụng đất, tác động môi trường đến Khu dự trữ sinh quyển thế giới rừng ngập mặn Cần Giờ cần có ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Về lo ngại ảnh hưởng đến hệ sinh thái Khu dự trữ sinh quyển thế giới rừng ngập mặn Cần Giờ, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) cho biết, dự án nằm ở vùng chuyển tiếp khu sinh quyển, từ nhiều năm nay có hoạt động hàng hải trên tuyến luồng Cái Mép - Thị Vải nên việc hình thành cảng trung chuyển mới không ảnh nhiều đến hệ sinh thái hiện hữu. Khu vực dự án là cù lao tách biệt khu sinh quyển Cần Giờ, không nằm trong các khu vực bảo tồn biển và khu bảo tồn vùng nước, nên hoàn toàn phù hợp với mục tiêu môi trường của Chiến lược quốc gia về môi trường.

Điểm nhạy cảm nhất của dự án này đối với môi trường là việc sử dụng một phần diện tích của rừng phòng hộ. Cụ thể, khoảng 90ha rừng phòng hộ cần được chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác phù hợp với việc phát triển cảng biển. Tuy vậy, yếu tố này đã được giải quyết bằng Đề án kỹ thuật thực hiện nhiệm vụ điều tra, kiểm kê và định giá rừng để chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác thuộc dự án.

Đối với khu cảng Nhà Rồng - Khánh Hội, Công ty CP Cảng Sài Gòn dự kiến trong giai đoạn 2023-2025, sẽ duy trì thành cảng du lịch; kết hợp với các đại lý, công ty lữ hành, đổi mới dịch vụ, tạo sản phẩm du lịch dấn dẫn.

Đối với cảng Tân Thuận, từ nay đến năm 2025 sẽ hoạt động ổn định. Từ 2025 trở đi, công ty sẽ bàn giao 1 phần diện tích cảng Tân Thuận (dự kiến 40%) để xây cầu Thủ Thiêm 4.

Đối với việc di dời cảng Nhà Rồng - Khánh Hội, đại diện Công ty kiến nghị các đơn vị liên quan cho phép giữ lại trụ sở làm việc tại số 3 đường Nguyễn Tất Thành (Q.4) để làm trụ sở làm việc.

Trước các đề xuất của Công ty CP Cảng Sài Gòn, Thứ trưởng Nguyễn Xuân Sang đã giải đáp: 

Đối với khu cảng Nhà Rồng - Khánh Hội, Tân Thuận, trong thời gian chưa thu hồi thì tiếp tục khai thác nhưng ông Sang đề nghị Cảng Sài Gòn có đề xuất bằng văn bản và phương thức khai thác cho phù hợp tình hình thực tế, nhưng lưu ý Cảng Sài Gòn không được đầu tư mới vào đây. Bên cạnh đó, Thứ trưởng nhấn mạnh: "Khai thác cảng Nhà Rồng - Khánh Hội, cảng Tân Thuận cần bám vào kế hoạch sử dụng đất của TP.HCM”.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
2 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cẩn trọng bảo vệ rừng khi phát triển cảng tại Cần Giờ