Thầy Võ Đức Chỉnh, hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Việt Hồng, được nhiều học sinh kính trọng không chỉ bởi sự uyên bác và tử tế mà còn bởi tình yêu thương thầy dành cho các em học sinh thuộc cộng đồng LGBT (đồng tính, song tính và chuyển giới).

Cần Thơ: Câu chuyện về vị hiệu trưởng chở che cho học sinh LGBT

Chí Thiện | 29/08/2016, 09:01

Thầy Võ Đức Chỉnh, hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Việt Hồng, được nhiều học sinh kính trọng không chỉ bởi sự uyên bác và tử tế mà còn bởi tình yêu thương thầy dành cho các em học sinh thuộc cộng đồng LGBT (đồng tính, song tính và chuyển giới).

"Nếu giáo viên nào không chịu giúp đỡ học sinh LGBT thì chính là làm trái với lương tâm nghề giáo", đó là lời chia sẻ của thầy Võ Đức Chỉnh, hiệu trưởng trường Nguyễn Việt Hồng (Cần Thơ) tại hội thảo "Nuôi mầm khoan dung - Vì một môi trường học đường an toàn và khoan dung" do trung tâm ICS - đơn vịbảo vệ và thúc đẩy quyền của cộng đồng LGBT tại Việt Nam - phối hợp tổ chứccùngUNESCO và Bộ GD&ĐT vào ngày 28.8.

Năm 2013, trường THPT Nguyễn Việt Hồng là ngôi trường đầu tiên tại Việt Nam đưa kiến thức LGBT vào giờ ngoại khóa với nội dung phong phú, đa dạng và thiết thực. Tuy nhiên, quyết định táo bạocủa thầy Chỉnh khi ấyđã vấp phải không ít khó khăn như giáo viên chưa nắm rõ thông tin, cơ quan chức năng và ban ngành liên quan yêu cầu làm tường trình... Nhớ lại khoảng thời gian ấy, thầy Chỉnh cho biết bản thân đã không hề nản chí mà lại càng quyết tâm hơn. Kết quả, những hoạt động này vẫn được duy trì cho tới nay và đã lan tỏa ra nhiềungôi trường khác.

Buổi hội thảo thu hút rất đông các bạn trẻ LGBT tham dự

Bên cạnh những tiết học ngoại khóa, thầy Chỉnh còn linh hoạt thay đổi một số luật lệ nhằm giúp các em học sinh LGBT có thể cảm thấy thoải mái hơn: "Đầu tuần, nhà trường có yêu cầu mặc đồng phục vào giờ chào cờ cho nên nhiều em LGBT thường tìm cách trốn tránh. Từ khi tôi cho phép em nào không thích mặc áo dài được quyền mặc áo ngắn thì các em này lại hoạt động rất sôi nổi khiến học sinh trong trường cũng khâm phục".

Trên cương vị là một người làm công tác giáo dục, thầy Chỉnh tâm niệm các em học sinh LGBT là những cá nhân chịu nhiều thiệt thòi, cần phải được quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ: "Lúc trước, trường tôi có một em nữ bị mẹ ruột tát trước cổng trường vìlà người LGBT. Em định bỏ học. Biết việc này, tôi đã đến nhà nhờ địa phương can thiệp, hòa giải. Sau đó, em đã đi học lại và hiện đã đậu vào cao đẳng".

Cơ duyên của thầy Chỉnh với cộng đồng LGBT đãbắt đầutừ cách đây rất lâu. Khoảng 30 năm trước, khi vừa mới tốt nghiệp, trong lớp đầu tiên do thầy Chỉnh làm chủ nhiệm có một học sinh đồng tính nam thường xuyên bị bạn bè trêu chọc, kỳ thị và cô lập. "Lúc đó, tôi không biết tí gì về LGBT. Tôi chỉ nghĩ đơn giản em ấy là học sinh của mình thì trách nhiệm là phải giúp đỡ. Vậy thôi", thầy nói.

Với sự giúp đỡ của thầy Chỉnh, học sinh này đã có thể tái hòa nhập với bạn bè và yên tâm theo đuổi việc học. Nhiều năm sau, cậu trở về trường cũ với tư cách là Hiệu phó của một trường Đại học danh tiếng tại TP.HCM. "Em ấy về giúp tôi mở ra nhiều chương trình ngoại khóa cũng như kêu gọi các ca sĩ nổi tiếng trên TP.HCM về biểu diễn, tất nhiên là miễn phí hết. Nhiều học sinh LGBT đã lấy em ấy làm tấm gương sáng để noi theo", thầy Chỉnh tự hào kể lại.

Cũng tại buổi hội thảo, bà Cao Thị Minh Nguyệt đến từ TP.Nha Trang - thành viên của PFLAG (hội người thân của cộng đồng LGBT)- đã chia sẻ về quá khứ khó khăn của 2 đứa con LGBT khi họcòn theo học trường phổ thông cách đây nhiều năm. Câu chuyện buồn này đã lấykhông ít nước mắt của khán giả có mặt tại hội trường. Ngồi bên cạnh, thầy Chỉnh cho biết bản thâncảm thấy rất buồn khi nghe thấy và cho rằng đó là hậu quả của việc thiếu khoan dung, cảm thông và đặc biệt là kiến thức LGBT từ ban giám hiệu.

Bà Cao Thị Minh Nguyệt (đầu tiên từ phải sang)

Kết thúc phần chia sẻ, thầy Chỉnh muốn gửi gắm một thông điệp đến các em học sinh LGBT: "Chúng ta kêu gọi chống kỳ thị LGBT nhưng chính các em LGBT cũng nên ngừng 'kỳ thị' chúng tôi. Hãy mở lòng nhiều hơn để tăng tính hiện diện của mình".

Bà Nguyễn Vân Anh, chuyên viên Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục,thừa nhận hiện nay vẫn chưa có bất kỳvăn bản quyphạm nào của Bộ GD&ĐT liên quan đến người LGBT. Tuy nhiên, trong tương lai gần, Cục sẽ triển khai những khóa học trực tuyến liên quan đến giới cho 200 giáo viên, cán bộ quản lý ở một số trường THCS và THPT tại Huế và TP.HCM. Ngoài ra, Cục sẵn sàng lắng nghe và tiếp nhận thông tin để xóa bỏ tình trạng bạo lực học đường liên quan đến giới và bản dạng giới.

Thống kê của viện Nghiên cứu Kinh tế Xã hội và Môi trường iSEE về vấn đề phân biệt đối xử với người LGBT trong trường học:

- Từng bị bắt nạt, quấy rầy bởi bạn bè: 53.8%.

- Từngbị bắt nạt, quấy rầy bởi giáo viên, cán bộ nhà trường: 23%.

- Từng bịép buộc thay đổi đồng phục: 20.4%.

- Từngbị ép buộc thay đổi kiểu tóc, cử chỉ, điệu bộ: 29.3%.

Mai Thảo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cần Thơ: Câu chuyện về vị hiệu trưởng chở che cho học sinh LGBT