Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, việc tiêu thụ ly nước ép trái cây lớn mỗi ngày có thể làm tăng nguy cơ tử vong sớm và nguyên nhân hóa ra xuất phát từ lượng đường trong trái cây.

Cẩn thận với nước ép trái cây nhiều đường

23/05/2019, 18:31

Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, việc tiêu thụ ly nước ép trái cây lớn mỗi ngày có thể làm tăng nguy cơ tử vong sớm và nguyên nhân hóa ra xuất phát từ lượng đường trong trái cây.

Không nên uống quá nhiều nước ép trái cây loại có nhiều đường - Ảnh: Internet

Theo Telegraph, nghiên cứu được thực hiện trên 13 ngàn người Mỹ có độ tuổi trên 45, không mắc bệnh tim trong suốt 6 năm cho thấy, uống một ly nước ép có dung tích 350ml mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ tử vong cao hơn 24%. Con số này trên các loại nước ngọt khác chỉ là 11%. Như vậy tỷ lệ tử vong do uống nước ép trái cây đang cao hơn cả uống nước ngọt.

Các chuyên gia cho biết, hàm lượng đường fructose trong nước ép trái cây nếu không được kiểm soát tốt cũng sẽ gây hại không kém glucose.

Đặc biệt đường fructose cũng thúc đẩy tình trạng kháng insulin và kích thích các hormon tích trữ chất béo trên bụng. Nói cách khác, đường fructose cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tiểu đường.

Tiến sĩ Alison Tedstone, chuyên gia dinh dưỡng tại Public Health England cũng cho biết, nghiên cứu này là lời nhắc nhở rằng, việc tiêu thụ đồ uống có đường sẽ dễ dẫn tới sâu răng, tăng calo, tăng cân và hàng loạt các vấn đề sức khỏe khác.

Ông khuyên mọi người nên uống nước lọc thay vì uống nước có đường. Bên cạnh đó, hãy tích cực giảm lượng chất béo và đường thu nạp vào cơ thể. Ngay cả khi nước ép trái cây hay rau củ tốt cho sức khỏe thì hãy học cách hạn chế và không uống quá nhiều.

Lời khuyên tốt nhất cho bạn đó là hãy uống với lượng vừa đủ mỗi ngày, có thể chỉ là một cốc sinh tố nhỏ và không nên coi đây là một thức uống thay thế nước lọc.

Một số lưu ý khi uống nước ép trái cây

Không uống vào sáng sớm, lúc đói hoặc trước khi ăn: Việc uống nước ép trái cây vào sáng sớm, khi đói hoặc trước lúc ăn rất có hại cho cơ thể, đặc biệt có hại cho đường tiêu hóa. Bởi nước ép trái cây nhiều axit sẽ phá hủy niêm mạc dạ dày, cản trở tiêu hóa và phá hủy các loại vitamin có trong dạ dày. Do đó, người tiêu dùng nên uống nước ép trái cây sau bữa ăn hoặc sau khi làm việc mệt mỏi.

Không cho đường vào nước ép trái cây: Sở dĩ, các loại nước ép trái cây đã chứa một lượng đường nhất định rồi. Việc chúng ta pha chế thêm đường vào nước ép sẽ khiến cơ thể bị dư thừa đường, lâu dài sinh ra các bệnh béo phì, tiểu đường…

Không hâm nóng nước trái cây: Hâm nóng nước trái cây sẽ làm các loại vitamin và khoáng chất dễ bốc hơi, nước ép sẽ dễ dàng mất đi một lượng lớn vitamin, đặc biệt là vitamin C.

Không pha nước ép trái cây với sữa: Hàm lượng axit tartaric trong trái cây với protein trong sữa khi pha trộn với nhau dẫn đến gây trở ngại cho quá trình hấp thụ. Có thể sự kết hợp này còn gây ra đau bụng, đi ngoài đối với những người có dạ dày yếu. Do đó, việc uống sữa và nước ép trái cây cần có sự tách biệt với nhau, ít nhất là 30 phút.

Hà Anh (t/h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
10 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cẩn thận với nước ép trái cây nhiều đường