Ông Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế (Bộ Tư pháp) cho rằng cần phải ban hành Luật về chuyển đổi giới tính để cụ thể hóa quyền xác định lại giới tính được quy định trong Bộ luật Dân sự 2015.

Cần sớm luật hóa việc chuyển đổi giới tính

Trí Lâm | 14/12/2016, 20:38

Ông Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế (Bộ Tư pháp) cho rằng cần phải ban hành Luật về chuyển đổi giới tính để cụ thể hóa quyền xác định lại giới tính được quy định trong Bộ luật Dân sự 2015.

Tại Diễn đàn “Bộ luật Dân sự 2015 – các giải pháp hoàn thiện pháp luật và triển khai thi hành” diễn ra ngày 14.12 do Bộ Tư pháp phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức đã đề cập đến một điểm rất mới của Bộ luật Dân sự, đó là bổ sung thêm các quy định về việc chuyển đổi giới tính và các quyền liên quan của người đã chuyển đổi giới tính.

Cụ thể, Điều 37 BLDS năm 2015 cho phép việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật, cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch, có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của BLDS và luật khác có liên quan.

Được biết, dự án Luật Chuyển đổi giới tính đã được giao cho Bộ Y tế nghiên cứu, soạn thảo, dự kiến trình Quốc hội trước năm 2020. Tuy nhiên, luật này có liên quan đến rất nhiều vấn đề và rất nhiều luật khác như Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Nghĩa vụ quân sự, Bộ Luật Dân sự…nên cần phải có những tính toán kỹlưỡng. Nhiều chuyên gia cũng băn khoăn về việc nên sửa các luật liên quan trước rồi ban hành Luật Chuyển đổi giới tính hay ban hành trước rồi sửa các luật khác sau.

Các chuyên gia cho rằng, để bảo đảm quy định thống nhất về trình tự, thủ tục hộ tịch đối với quyền về họ, tên, dân tộc, quyền xác định lại giới tính thì cơ quan chức năng cần rà soát sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực hộ tịch.

Theo ông Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế (Bộ Tư pháp), để thực hiện quyền xác định lại giới tính, thì cần phải ban hành Luật về chuyển đổi giới tính để cụ thể hóa quyền này.

Ông Tú đề xuất, luật này cần chú ý tới2 nội dung chính: một là điều kiện để được chuyển đổi giới tính, thực thi các giải phẫu giới tính và hai là bảo vệ quyền của người chuyển đổi giới tính.

Bà Akiko Fujii - Phó giám đốc UNDP Việt Nam cũng cho biết, mặc dù các đạo luật là sự khởi đầu quan trọng, nhưng thường thì việc thực thi bị hạn chế vì không có đủ công cụ. Do đó, tìm ra các giải pháp để tổ chức, thi hành Bộ luật Dân sự 2015 là rất quan trọng.

Theo chuyên gia này, một trong những nội dung của Bộ luật Dân sự là đảm bảo quyền của việc đăng ký thay đổi tên và dân tộc – đây là quyền mang tính phổ quát và quan trọng. Việc thực thi những điều khoản về quyền nhân thân sẽ ảnh hưởng đến những quyền khác của con người như y tế, giáo dục.

Hoàng Long
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế
1 giờ trước Sự kiện
Ngày 27.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Phòng không nhân dân; Luật Công đoàn (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cần sớm luật hóa việc chuyển đổi giới tính