Chủ tịch Viettel kiến nghị cơ quan quản lý cần nhanh chóng cấp phép Mobile Money, chuyển mạch tài chính số cũng như các sản phẩm dịch vụ mới để sử dụng hiệu quả hạ tầng mà doanh nghiệp đã xây dựng cũng như được tạo cơ chế để đầu tư mạo hiểm.

Cần nhanh chóng cấp phép Mobile Money, chuyển mạch tài chính số

Thu Anh | 03/10/2019, 20:23

Chủ tịch Viettel kiến nghị cơ quan quản lý cần nhanh chóng cấp phép Mobile Money, chuyển mạch tài chính số cũng như các sản phẩm dịch vụ mới để sử dụng hiệu quả hạ tầng mà doanh nghiệp đã xây dựng cũng như được tạo cơ chế để đầu tư mạo hiểm.

Tại “Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế về công nghiệp 4.0” (Industry 4.0 Summit) diễn ra trong haingày 2 – 3.10.2019 tại Hà Nội, theo ông Lê Đăng Dũng - Chủ tịch kiêm TGĐ Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel), hạ tầng viễn thông là nền tảng cho chuyển đổi số cũng như CMCN 4.0 nên cần được xây dựng trước một bước.

Tuy nhiên, ông Dũng cho rằng hạ tầng quan trọng như cơ sở dữ liệu quốc giavề dân cư, tài nguyên quốc gia… đang triển khai chậm và đề xuất cần nhanh chóng giao cho các doanh nghiệp có đủ điều kiện, đủ năng lực tài chính, con người và công nghệ để thực hiện các dự án này.

Để tránh đầu tư lãng phí, Chủ tịch Viettel đề xuất Bộ TT-TT có thể đóng vai trò giám sát, bắt buộc các doanh nghiệp phải tập trung đầu tư vào những công nghệ tiên tiến nhất như mạng 4G, mạng 5G, ảo hoá, cloud… Ngoài ra, ông Dũng cũng kiến nghị cơ quan quản lý cần nhanh chóng cấp phép Mobile Money, chuyển mạch tài chính số cũng như các sản phẩm dịch vụ mới để sử dụng hiệu quả hạ tầng mà doanh nghiệp đã xây dựng cũng như được tạo cơ chế để đầu tư mạo hiểm.

Cần những con người sẵn sàng tận dụng thời cơ

Cũng tại Diễn đàn, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng mặc dù Bộ Chính trị mới ban hành Nghị quyết 52 về “Một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0” nhưng nhận thức cũng như hành động để tận dụng cơ hội của cuộc cách mạng này đã được triển khai.

Trong một năm qua, Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể cả về kinh tế cũng như các lĩnh vực xã hội. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2018 đạt 7,08%, cao hơn nhiều năm gần đây. Năm nay, 3 quý tăng trưởng kinh tế là 6,98%.

Về xã hội, năm 2019, Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu của Việt Nam đã tăng 3 bậc, từ thứ 45 lên vị trí thứ 42 thế giới. Với Chỉ số về phát triển Chính phủ điện tử, trong đó chỉ số trực tiếp nhất là cung cấp dịch vụ công trực tuyến, năm vừa qua công bố, Việt Nam tăng 15 bậc, lên thứ 59 thế giới. Đối với Chỉ số An toàn, an ninh mạng toàn cầu, năm 2019, Việt Nam đã tăng 50 bậc, vươn lên vị trí thứ 50 trên thế giới.

Trong thời gian tới, theo Phó thủ tướng, kể cả không có cuộc CMCN 4.0, Việt Nam vẫn có 2 việc quan trọng phải quyết tâm làm cho tốt. Cụ thể, cần phải quyết tâm tiếp tục làm tốt hơn nữa việc cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, theo như Chính phủ đã nêu rõ trong các Nghị quyết 01, 02 ban hành đầu năm 2019.

Tiếp đến là vấn đề nhân lực, con người. Phó thủ tướng cho biết cuộc CMCN 4.0 có nhiều đặc trưng, nhưng trong đó có điểm chắc chắn là sẽ diễn ra hết sức khó lường.Vì vậy, cần phải có được những con người sẵn sàng tận dụng được các thời cơ, tránh những rủi ro và đặc biệt là để sẵn sàng thích ứng, có những giải pháp linh hoạt với những thay đổi.

Về phía các Tập đoàn công nghệ, đại diện Tập đoàn công nghệ CMC khẳng định sẵn sàng cung cấp các giải pháp, dịch vụ, nền tảng chuyển đổi số cho tất cả các doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp vừa và nhỏ. CMC cam kết đồng hành cùng Chính phủ trong chương trình chuyển đổi số Quốc gia, xây dựng Chính phủ số, thành phố thông minh, chủ động tham gia vào công cuộc CMCN 4.0 với tầm nhìn đưa Việt Nam trở thành quốc gia hùng cường vào năm 2045.

Thu Anh
Bài liên quan
ACV sẽ dùng gần 4.000 tỉ đồng tiết kiệm để làm đường cất hạ cánh thứ 2 sân bay Long Thành
Với khoản tiết kiệm gần 4.000 tỉ đồng từ chi phí dự phòng và đấu thầu, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đề xuất đầu tư thêm một đường băng tại sân bay Long Thành ngay trong giai đoạn 1.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
5 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cần nhanh chóng cấp phép Mobile Money, chuyển mạch tài chính số