Hồ thủy lợi An Mã lớn nhất tỉnh Quảng Bình có dung tích 64 triệu mét khối, thuộc huyện Lệ Thủy. Một số hộ dân tiến hành lấn chiếm thượng nguồn lòng hồ như xây đập bê tông cốt thép, làm đường đi dạo vào đảo giữa lòng hồ, chặn nhiều dòng suối, ảnh hưởng nguồn cung cấp nước vào hồ ở khu vực Thái Thủy.

Cận cảnh tình trạng lấn chiếm hồ thủy lợi lớn nhất Quảng Bình

Quốc Nam | 09/11/2018, 07:07

Hồ thủy lợi An Mã lớn nhất tỉnh Quảng Bình có dung tích 64 triệu mét khối, thuộc huyện Lệ Thủy. Một số hộ dân tiến hành lấn chiếm thượng nguồn lòng hồ như xây đập bê tông cốt thép, làm đường đi dạo vào đảo giữa lòng hồ, chặn nhiều dòng suối, ảnh hưởng nguồn cung cấp nước vào hồ ở khu vực Thái Thủy.

Xây hẳntường bê tông để lấn chiếm

Ông Dương Anh Tính (thôn An Mã, xã Kim Thủy, H.Lệ Thủy) đã cho tập kết vật liệu xây dựng, xi măng, tự ý thuê nhân công đổ bê tông, xây đá hộc làm bức tường chia một nhánh lớn hồ thủy lợi này làm đôi. Theo người dân cho biết, bên trong đó ông Tính nuôi cá và làm du lịch sinh thái, khiến người dân rất bức xúc.

Cổng vào con đường được xây dựng trái phép

Cũng tại xã Thái Thủy, đoạn giáp ranh đường Hồ Chí Minh có cắm biển khu vực biên giới, người lấn chiếm còn cho mở con đường ô tô, có đoạn đâm xuyên giữa lòng hồ, có đoạn đi men theo sườn núi, có đoạn ngăn đứt các dòng suối đổ nước xuống hồ, ảnh hưởng dòng chảy nghiêm trọng. Con đường dài hơn 5km, đi ra một hòn đảo giữa hồ, nơi đây mọc lên 2 khu có những công trình mê tín dị đoan, xây các hình thù như lăng miếu rồi đồn thổi là chốn linh thiêng, học trò muốn thi đậu đại học cứ vào khấn vái sẽ được như ý làm cho tình hình an ninh trật tựnhiều khi không thể kiểm soát. Giữa con đường ngăn đôi lòng hồ này là một chiếc cầu ngắn bằng bê tông cốt thép được xây dựng trái phép. Chính khu này khiến người dân hiểu nhầm đây là đất của một người làm to về mua và có quyền sử dụng cả lòng hồ.

Khu mê tín tự xây trên đảo giữa hồ

Chứng kiến những cảnhnày, một người dân nói: “Họ làm như đất hoang, nguồn nước bị chặn một phần, các con suối ngày trước cho nước về thì nay bị ngăn lại. Trò mê tín bốc lên ở vùng biên giới khiến bà con không biết đâu là tâm linh tín ngưỡng, đâu là trò dị đoan. Cả một hồ nước rộng như thế, quan trọng với cả huyện Lệ Thủy như thế mà họ dám làm là coi thường kỷ cương phép nước, làm bậy trong khu vực biên giới”.

Chậm xử lý càng phức tạp

Theo chúng tôi tìm hiểu, việc làm đường trái phép trên lòng hồ thủy lợi An Mã và xây dựng các công trình trên đảo, ngăn lòng hồ bằng bức tường bê tông cốt thép diễn ra từ nhiều năm trước nhưng mãi đến tháng 5.2017, Phòng Tài nguyên-Môi trường (TN-MT) huyện Lệ Thủy mới biết. Tại văn bản số 222, ký ngày 15.5.2017, Trưởngphòng TN-MT huyện, bà Trần Thị Ngọc Trâm thừa nhận có 9 trường hợp tự ý san lấp mặt bằng trên đất nông nghiệp, 1 trường hợp sử dụng đất không đúng mục đích nhưng UBND xã Thái Thủy chưa tiến hành xử lý vi phạm. Trường hợp sử dụng đất không đúng mục đích được bà Trâm nêu tại công văn số 325/TNMT ký ngày 5.7.2017 rằng: “Ngày 16.5.2017, Phòng TN-MT tổ chức buổi làm việc liên quan đến việc san ủi, cải tạo đất rừng sản xuất của hộ ông Lê Văn Thanh và bà Trần Thị Ý Nhi, thường trú tại 125Nguyễn Chí Thanh, phường 9, quận 5, TP.HCM. Người được giao trực tiếp sử dụng các thửa đất của ông Thanh là ông Lê Minh Công (thôn An Mã, xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy)”.

Khu đất bị lấn chiếmnhiều năm qua

Phòng TN-MT yêu cầu ông Thanh trả lại hiện trạng đất rừng bị san ủi với ý định làm nhà tâm linh, riêng khu vực tự ý đắp đất cao hơn 10m với diện tích 500m2 cũng bị yêu cầu trả lại mặt bằng trong thời hạn 15 ngày, bắt đầu từ ngày 16.5.2017. Tuy nhiên từ đó đến nay, theo báo cáo của UBND xã Thái Thủy, ông Thanhchưa trả lại hiện trạng đất. Công văn số 325 do bà Trâm ký yêu cầu: “Đến ngày 15.7.2017 nếu không trả lại hiện trạng đất ban đầu, Phòng TN-MT đề nghị UBND huyện thu hồi theo Luật Đất đai”. Nhưng đến thời điểm này, vị trí đất đổ trái phép trong khu vực biên giới vẫn không được trả lại mặt bằng, Phòng TN-MT vẫn không có chế tài mạnh với chủ đất khiến tình hình thêm phức tạp. Trả lời báo chí, bà Trâm phân bua là họ đã có hạ độ cao, tuy nhiên thực tế hiện trạng không như bà Trâm đánh giá.

Bị động và lúng túng

Về vụlàm đường và xây tường bê tông, đá hộc, xi măng, sắt thép xả thịt lòng hồ An Mã, ông Nguyễn Văn Vương, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Lệ Thủy thừa nhận: “Cái tường xây trái phép giữa lòng hồ đúng là lớn, trước nay anh em xử lý lấn chiếm đất đai, chứ chưa có trường hợp nào như thế này nên bị động và lúng túng. Gọi đối tượng lên thì lúc lên, lúc không”.

Tuy công trình trái phép xẻ thịt lòng hồ ở khu vực biên giới tồn tại nhiều năm nhưng nói về giải pháp thì ông Vương khẳng định sắp tới phải hòa giải hai lần nữa nếu họ không tháo dỡ thì cưỡng chế. Còn về con đường giữa lòng hồ, nối vào đảo giữa hồ, ông Vương nói rằng thật tình là không nắm rõ nhưng sau đó khẳng định đấy là con đường trái phép và hiện không có phương án xử lý.

Xi măng được tập kết venhồ

Người cố ý xâyđập kiên cố giữa lòng hồ An Mã là ông Dương Anh Tính, trú thôn An Mã, xã Kim Thủy. Ngày 22.11.2017, ông Lê Văn Bảo, Chủ tịch UBND huyện Lệ Thủy đã ký quyết định 6355/QĐ-XPVPHC phạt hành chính 30 triệu đồng vụxây bức tường dài 142m, có 46 trụ lớn, nhưng đến nay ông Tính chưa chịu nộp phạt, bức tường vẫn không đượcphá mà còn có dấu hiệu tập kết xi măng xây dựng trở lại. Cùng ngày, ông Bảo cũng ký công văn số 6356 phạt hành chính Chi nhánh Thủy nông Kiến Giang (huyện Lệ Thủy) 20 triệu đồng. Đơn vị này có trách nhiệm đảm bảo an toàn hồ đập và giám sát trả lại hiện trạng ban đầu lòng hồ nhưng đến nay vẫn bỏmặc và lòng hồ vẫn bị xả thịt như không. Hiện cả chính quyền H.Lệ Thủy và đơn vị vận hành hồ An Mã vẫn chưa cương quyết triệt hạ hành vi xả thịt hồ An Mã khiến dân hết sức bất bình.

Bài và ảnh: Quốc Nam
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng về tới Hà Nội, kết thúc chuyến công tác tại Brazil và Dominicana
4 giờ trước Sự kiện
Chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới Brazil và tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20, thăm chính thức nước Cộng hòa Dominicana đã thành công tốt đẹp.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cận cảnh tình trạng lấn chiếm hồ thủy lợi lớn nhất Quảng Bình