Dù có những quan ngại về khả năng quân sự của Trung Quốc (TQ), nhưng trên bình diện thế giới, quân đội TQ chưa phải là đối thủ của Mỹ, song trong cuộc xung đột tại Biển Đông, cán cân quân sự đôi bên có nhiều chuyện đáng để bàn

Cán cân quân sự Mỹ - Trung trong cuộc đối đầu ở Biển Đông

Một Thế Giới | 30/06/2015, 16:21

Dù có những quan ngại về khả năng quân sự của Trung Quốc (TQ), nhưng trên bình diện thế giới, quân đội TQ chưa phải là đối thủ của Mỹ, song trong cuộc xung đột tại Biển Đông, cán cân quân sự đôi bên có nhiều chuyện đáng để bàn

 Cây bút David Axe viết trên trang tin Reuters: “Quân đội TQ cải thiện nhanh chóng, có thể ngang cơ hoặc đánh bại được Mỹ ở một số cuộc xung đột, nhưng vẫn còn bị hạn chế trong khả năng chiến đấu xa khỏi bờ cõi TQ”.

Trong báo cáo về quân sự TQ năm 2015, Bộ quốc phòng Mỹ viết:“Bắc Kinh đang nỗ lực hướng tới việc khẳng định một cường quốc và trên hết là tái lập ưu thế tầm khu vực”.

Việc Trung Quốc tuyên bố độc chiếm chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông gây nên căng thẳng tại khu vực này, nhưng dù có phương tiện kỹ thuật cao, quân đội TQ thiếu kinh nghiệm chiến đấu nghiêm trọng, nên "hổ giấy" Trung Quốc chưa đủ lực "quần nhau" với "đại bàng"Mỹ.    

Dù có những nghi ngờ đáng kể về khả năng chiến đấu cấp toàn cầu của TQ, xem ra Bắc Kinh sẽ chỉ tập trung lo bành trướng quanh biên giới nước họ, nhất là biển Hoa Đông và Biển Đông, nơi họ có thể che giấu những nhược điểm.

Kể từ lần bị Nhật xâm lược những năm 1930, chủ trương quốc phòng của TQ chủ yếu là phòng thủ. Ngay cả khi nỗi sợ bị Liên Xô chiếm đất dịu xuống, chủ trương này vẫn áp dụng trong thập niên 1980, với một lực lượng phòng vệ tầm ngắn.

Hải quân TQ từng nêu: “Chúng ta chỉ tấn công khi bị tấn công”. Đến nay, họ vẫn theo đuổi mục tiêu này.

Điều đáng nhớ là như kết quả của chủ trương phòng thủ, TQ đầu tư mạnh vào các loại vũ khí phòng thủ tầm ngắn: TQ có 1.500 chiến đấu cơ, nhưng chỉ có vài chiếc máy bay tiếp nhiên liệu để chúng tăng thêm tầm bay.

Ngược lại, Mỹ có đến 500 máy bay tiếp nhiên liệu cho 2.800 chiến đấu cơ.

Hải quân TQ khoe có 300 tàu chiến, chỉ sau hải quân Mỹ vốn có 500 tàu chiến, nhưng số tàu chiến cũng chỉ hoạt động tầm ngắn, vì Bắc Kinh chỉ đặt hàng 6 tàu hậu cần vốn có thể tiếp nhiên liệu và lương thực cho các tàu khác. Trong khi Mỹ có đến 30 tàu hậu cần.

Vì là một lực lượng hoạt động tầm ngắn, lính TQ không chiến đấu hiệu quả khi bị buộc phải rời xa khỏi căn cứ. Bên cạnh đó, TQ không có đồng minh thân cận, nên có rất ít căn cứ ở nước ngoài.

Dù thiếu khả năng đe dọa quân sự cấp thế giới, vẫn có những nguy hiểm trong quan hệ Mỹ-Trung, nhất là ở phía tây Thái Bình Dương.

Ý tưởng TQ đưa quân đi khắp thế giới để đối đầu với Mỹ là hoang tưởng. Bắc Kinh chỉ quan tâm giành uy thế trên sân nhà, và nay lúc này TQ ngang ngược xem Biển Đông là “sân sau” của họ.

Bắc Kinh có thể tập trung đông quân trên một khu vực nhỏ, để khuất phục đối thủ Mỹ giàu ưu thế kỹ thuật nhưng ít quân hơn.

Nguy cơ Mỹ-Trung đánh nhau bị tác động bởi việc TQ định nghĩa thế nào là một cuộc tấn công.

Nhiều người tin Mỹ sẽ không tấn công TQ, từ đó nguy cơ chiến tranh rất mỏng, do TQ có chủ trương phòng thủ.

Nhưng nếu một cuộc tấn công vào quyền lợi TQ, thì Bắc Kinh xem đó là nhiệm vụ phải phòng thủ ngăn chặn, thì nguy cơ xung đột quân sự tăng cao.

Định nghĩa về quyền lợi của TQ hiện lớn hơn, và những khu vực mà họ cho là thuộc chủ quyền lãnh thổ của TQ cũng lớn hơn.

Việc TQ ngang ngược xây trái phép trên các đảo nhân tạo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, cho thấy Bắc Kinh muốn có chân đứng ở vùng tranh chấp này.

Vì là một tuyến hàng hải quan trọng, giàu nguồn cá và có tiềm năng dầu khí cao, Biển Đông giữ một phần quan trọng.

Mỹ cần bảo vệ quyền lợi Mỹ trên vùng biển này, nên liên minh quân sự với Nhật Bản, Philippines…có nghĩa Mỹ có thể bị lôi vào một cuộc xung đột với TQ.  

Đánh nhau với TQ trên khu vực của họ là một sự nguy hiểm cho lực lượng quân Mỹ mỏng người, nên cần tránh xảy ra cuộc xung đột quân sự này.

Nhưng bên cạnh đó, Mỹ không thể nhường quyền kiểm soát phía tây Thái Bình Dương cho TQ.

Thách thức của các quan chức Mỹ, là duy trì một thế lực mạnh tại một khu vực mà TQ ngày càng thách thức ưu thế của Mỹ.

Dù tuyên bố “duy trì quan hệ xây dựng với TQ”, Mỹ vẫn nỗ lực kiềm chế những hoạt động của TQ ở Biển Đông.

Dù TQ không là nỗi đe dọa cấp thế giới, sự kết hợp những mục tiêu chiến lược và uy thế quân sự trên Biển Đông thật sự là nỗi nhức đầu cho Mỹ.

Bảo Vĩnh (theo ValueWalk) 

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
4 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cán cân quân sự Mỹ - Trung trong cuộc đối đầu ở Biển Đông