Đã bao giờ bạn ngồi nhớ lại một giấc mơ và thấy rằng có cố đến đâu cũng thật khó khăn để tìm chuỗi logic trong nó, và những gương mặt dù thân quen đến mấy, cũng khó hình dung rõ nét, mà không gian thời gian trong giấc mơ mới trải qua, nếu không tăm tối mịt mùng thì cũng không thể rõ ràng như bạn muốn?

Cái chết của Lam Vỹ là tất yếu của một cánh chim mỏng mảnh

Tiểu Vũ - Đỗ Thị Thương (CTV) | 05/02/2017, 07:22

Đã bao giờ bạn ngồi nhớ lại một giấc mơ và thấy rằng có cố đến đâu cũng thật khó khăn để tìm chuỗi logic trong nó, và những gương mặt dù thân quen đến mấy, cũng khó hình dung rõ nét, mà không gian thời gian trong giấc mơ mới trải qua, nếu không tăm tối mịt mùng thì cũng không thể rõ ràng như bạn muốn?

Đọc đến trang cuối cùng củaLam Vỹ,tôi mới nhận ra mấy đêm liền đang nghe một linh hồn kể chuyện. Cái chết củaLam Vỹlà tất yếu của một cánh chim mỏng mảnh, ương bướng trước số phận, cuối cùng cũng tự trút bỏ cái thân xác mỏi mê, từ giã chốn tối tăm về với thênh thang. Tác giả Đỗ Hoàng Diệu đã để cho các nhân vật chính tự kể chuyện mình trong độ căng của cảm xúc chính họ. Vì thế, người đọc bị rơi sâu vào đời sống tâm lý đa chiều. Thậm chí nhiều lúc người đọc đa cảm sẽ không rõ mình hay Lam Vỹ đang hoang dại đau khổ kiếm tìm những điều không có thật, để rồi những sự thật của một xã hội với những con người lạc hậu, tối tăm, vô cảm đã tổn thương sâu sắc đến thể chất và tâm lýkhiến nhân vật có một đời sống tâm thức phức tạp đến lạ lùng.

Đã bao giờ bạn ngồi nhớ lại một giấc mơ và thấy rằng có cố đến đâu cũng thật khó khăn để tìm chuỗi logic trong nó, và những gương mặt dù thân quen đến mấy, cũng khó hình dung rõ nét, mà không gian thời gian trong giấc mơ mới trải qua, nếu không tăm tối mịt mùng thì cũng không thể rõ ràng như bạn muốn?

Đọc xongLam Vỹ, tôi thấy mình như vừa mơ dậy với vẹn nguyên những thổn thức trong lồng ngực. Đoạn kết của tác phẩm quá đau khổ khiến người ta như phải thức giấc mà đi ra từ một giấc mơ buồn và dài. Rồi người ta chưa dứt ngay ra được mà bần thần lần nhớlại những tình tiết của câu chuyện đó bởi những ám ảnh. Lần lại giấc mơ Lam Vỹ, người đọc cũng phải tập trung tìm logic cho các tình tiết và bắt gặp cái mờ nhoè nhập nhoạng của không gian thời gian quanh nó. Bởi khoảng giữa các tình tiết ấn tượng là những cụm bóng tối mơ hồ của ngòi bút Hoàng Diệu vốn nhiều mộng mị. Chính khi người đọc băn khoăn xâu chuỗi các tình tiết của câu chuyện là lúc Đỗ Hoàng Diệu đã rất thành công với bút pháp nhiều phần huyền ảo của mình.

Khi hoang mang trong một thế giới mà những logic bị giấu kín đó, tôi như trôi trong một giọng điệu ngôn ngữ dìu dặt và réo rắt. Tôi cho đó là ngôn ngữ của dòng tâm thức kỳdị. Thứ ngôn ngữ của một tâm hồnsầu mộng của chính nhân vật Lam Vỹ đã ở vào ngòi bút nhà văn. Những câu văn dài trúc trắc khiến tôi nghi ngờ tiếng Việt của Đỗ Hoàng Diệu lâu rồi xa xứ, nhưng hóa ra là thứ ngôn ngữ bị dẫn dắt bởi những cung bậc quá mãnh liệt mà tôi hay gọi là thứ "xúc cảm quá ngưỡng". Tôi nghĩ lắm lúc nhà văn phải tê mê viết trong dòng cảm xúc quá ngưỡng ấy. Thậm chí, có đôi lần muốn chat hỏi nhà văn xem, có phải nhà văn đang kể lại một giấc mơ kỳdị của mình không, và có bao nhiêu phần trăm sự thật của đời sống này mà giọng văn lại réo rắtkỳdị đếnvậy. Ví như tôi đây, tự thấyLam Vỹở vào nhiều cung bậc của những đời đàn bà quanh mình, cũng yêu đương, cũng vì tình phụ mà phụ tình, cũng khổ sở với hủ giáo, cũng ám ảnh bóng tối, cũng thấy đôi đoạn đời mơ hồ bềnh bồng, cũng chỉ thấy duy nhất người sinhra mình là người đàn ông yêu thương mình vô điều kiện.

Tôi đang đọc lạiLam Vỹ. Và thấy tiếc một điều thôi. Lẽ raLam Vỹsẽ khốc liệt, cuồng nộ hơn, cái khốc liệt của đời sống và cái cuồng nộ của tinh thần - vốn là đặc trưng của tiểu thuyết - nếu như nhà văn đã đưa vào mươi chương nữa về người đàn ông giấu mặt, mà trong sứ mệnh và chiến công tăm tối của lịch sử này giao cho, hắn đã đồng thời đẩy những thân phận đàn bà vào những khúc bi thương, và cũng là cha đẻ của một hài nhi bị quăng sống nơi nghĩa địa làng để bắt đầu những thân phận bi kịch khác nối nhau không dứt. Và trong mươi chương ấy diện mạo của hiện thực đời sống xã hội đã qua và hiện tại phải được phơi bày mà không chỉ ẩn dụ qua hình tượng bóng tối đặc quánh và ám ảnh trong tác phẩm...

Nhưng nhà văn nói, bà đã phải cắt đi đến cả trăm trang sách đểLam Vỹđược hiện hình và vỗ đôi cánh bí ẩn đầy thương tích của mình cho bạn đọc thấy. Những khoảng bóng tối vây bọc quanh đôi cánh mong manh của loài chim thiêng ấy là những ẩn dụ, cần những người đọc có vốn đời sống lịch sử để vừa đọc vừa tái hiện qua những hồi cố...

ĐỗThị Thương
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cái chết của Lam Vỹ là tất yếu của một cánh chim mỏng mảnh