THOMAS VALLELY, Giám đốc Chương trình Việt Nam tại trường Ouản lý nhà nước Harvard Kennedy, một trong những sáng lập viên của Ouỹ Học bổng Việt Nam - Hoa Kỳ (VEF), hiện là Chủ tịch Ouỹ Tín thác sáng kiến đại học Việt Nam (TUIV, quỹ đầu tư của Đại học Fulbright Việt Nam - FUV) trong câu chuyện vói TBKTSG nói rằng ông hy vọng FUV sẽ trở thành điển hình về quản trị đại học ở Việt Nam.

Cải cách giáo dục đại học là mệnh lệnh sống còn của Việt Nam

Một Thế Giới | 29/01/2015, 08:56

THOMAS VALLELY, Giám đốc Chương trình Việt Nam tại trường Ouản lý nhà nước Harvard Kennedy, một trong những sáng lập viên của Ouỹ Học bổng Việt Nam - Hoa Kỳ (VEF), hiện là Chủ tịch Ouỹ Tín thác sáng kiến đại học Việt Nam (TUIV, quỹ đầu tư của Đại học Fulbright Việt Nam - FUV) trong câu chuyện vói TBKTSG nói rằng ông hy vọng FUV sẽ trở thành điển hình về quản trị đại học ở Việt Nam.

Thưa ông, giáo dục là khát vọng to lớn của người dân Việt Nam, vậy FUV như mong muốn của ông và cộng sự sẽ đáp ứng mong mỏi đó thế nào?

Ông THOMAS VALLELY: Hiện TUIV đang làm việc để hoàn thành thủ tục xin cấp phép đầu tư chính thức cho FUV tại TP.HCM, và theo kế hoạch việc động thổ xây dựng sẽ diễn ra vào cuối năm 2016 hoặc đầu năm 2017. Giống như các đại học đa ngành ở Mỹ, FUV sẽ có nhiều trường trực thuộc, trong đó Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright (FETP) sẽ trở thành trường chính sách công của FUV.

Một vài điều quan trọng cần được nói rõ thêm. Thứ nhất, FUV là mô hình đại học tư phi lợi nhuận. Tuy nhiên, phi lợi nhuận không có nghĩa bạn không phải trả tiền học, bạn vẫn phải trả tiền học bên cạnh việc bạn phải đủ tiêu chuẩn để được tuyển chọn. Học phí ở một trường đại học công lập tốt ở Mỹ khoảng 20.000 đô la Mỹ nhưng tất nhiên với FUV sẽ thấp hơn. 
Bên cạnh đó, FUV sẽ có chính sách học bổng và hỗ trợ những sinh viên xuất sắc và xứng đáng nhưng không có đủ khả năng tài chính. Thứ hai, FUV cam kết đăng ký chứng nhận chất lượng từ các tổ chức kiểm định chất lượng Hoa Kỳ. Tuy nhiên, một trong những điều kiện để đăng ký chứng nhận chất lượng ở Hoa Kỳ là trường phải có ít nhất một khóa đã tốt nghiệp. Do đó, ít nhất bốn năm sau khi mở các chương trình đào tạo bậc đại học thì chúng tôi mới có thể thực hiện việc đăng ký chứng nhận chất lượng.

Tôi xin nhấn mạnh, điều quan trọng nhất với thành công của FUV là quản trị. Trường sẽ tuân thủ những nguyên tắc quản trị thiết yếu của một nền giáo dục ưu tú: đó là tự do học thuật, đánh giá và tuyển dụng dựa trên năng lực, minh bạch và trách nhiệm giải trình.

Theo ông, Việt Nam có tự do học thuật đúng nghĩa chưa?

- FUV sẽ cố gắng tạo ra ví dụ để chứng minh rằng tự do học thuật đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước và lợi ích của người dân, đất nước chứ không tạo ra mối nguy hiểm đối với Chính phủ. Khi tạo ra niềm tin với Chính phủ rằng sự hoạt động đó có ích và minh bạch thì sẽ giúp cho Chính phủ và xã hội có sự cởi mở hơn.

Là người đi đầu làm mô hình này, điều gì làm ông vui nhất và điều gì đang làm ông lo ngại nhất? Hạ tầng pháp lý tại Việt Nam đã đủ để FUV có thể hình thành như mong muốn hay chưa?

Khi thực hiện đề án thành lập FUV, mỗi ngày tôi thức dậy và đều nghĩ về nó. Tôi đã lo lắng về nó nhiều ngày và có lúc không ngủ. Đến bây giờ tôi có thể nói cám ơn Chính phủ và UBND TP.HCM đã cho phép chúng tôi thành lập trường phi lợi nhuận đúng nghĩa với ba điểm quan trọng nhất: tư thục, phi lợi nhuận và độc lập. Đó là ba điểm tạo nên sự khác biệt, là lời hứa thành công. FETP đã thành công 20 năm qua là minh chứng và cơ sở để nói về sự thành công trong tương lai. Nó cho thấy việc xây dựng, phát triển hoạt động giáo dục chất lượng cao không phải là điều không thể ở Việt Nam.

Xã hội Việt Nam đang chuyển động và điều đó tốt cho dự án. Điều tôi vui nhất là giờ đây chúng tôi đã có đủ nguồn lực tài chính và các điều kiện để xây dựng mô hình này. Trong đó quan trọng nhất là Quốc hội Mỹ đã cấp khoảng 20 triệu đô la từ ngân sách liên bang cho việc xây dựng trường tại Việt Nam và bây giờ công tác gây quỹ cũng đã nhận được sự phản hồi rất tốt từ các cá nhân và tổ chức ở Mỹ và Việt Nam, trong đó có cả các quỹ đầu tư. Chúng tôi đã có đủ nguồn lực tài chính cho việc xây dựng FUV. 
Gắn bó gần 30 năm với Việt Nam, ông thấy có thay đổi nào đáng kể, bài học nào đáng học về giáo dục không?

-  Giáo sư Hoàng Tụy từng có bài viết mạnh mẽ phản đối sự nguy hiểm của tính tự mãn trong hệ thống giáo dục Việt Nam trên tờ Tia sáng mà tôi gọi là “định lý Hoàng Tụy” bên cạnh định lý về toán của ông. Rằng Việt Nam cần cảnh giác với cái bẫy ngoại lệ. Khoa học, giáo dục của Việt Nam vẫn tự so sánh với chính mình trong khi cần so sánh mình với thế giới chứ không phải so sánh với chính mình trong quá khứ. Chính vì thế, mục tiêu của chúng tôi không phải là tạo ra trường đại học tốt nhất Việt Nam, mà là xây dựng một trường đại học mới tốt nhất thế giới.

Ông từng nhận định, phá bỏ hệ thống giáo dục lỗi thời, đổi mới mạnh mẽ giáo dục là một mệnh lệnh kinh tế chính trị, giờ đây ông còn giữ nhận định này?

Có. Cải cách giáo dục đại học là mệnh lệnh sống còn của Việt Nam. Tôi hy vọng nhiều người hiểu trọng tâm ở đây là vấn đề quản trị. Vì thế mà FUV muốn đem đến một ví dụ về quản trị đại học hiệu quả. 
Nếu tất cả các trường đều có hệ thống quản trị tốt thì trong vòng năm năm ta sẽ thấy sự chuyển biến trong giáo dục đại học ở Việt Nam. Việt Nam đã có một bước tiến khi phát triển đại học tư thục trong chính sách mở rộng giáo dục đại học, nhưng nó là đại học tư thục vì lợi nhuận và chưa giải quyết được những yêu cầu về cải cách giáo dục đại học đặt ra. Việt Nam cần một mô hình mới. Sự thành công của FUV đóng góp vào lựa chọn mô hình trong cải cách giáo dục đại học của Việt Nam.
Hồng Phúc (Thời báo Kinh tế Sài Gòn)

FUV dự kiến có tổng mức đầu tư là 70 triệu đô la Mỹ, trong đó, ước tính mức đầu tư trong giai đoạn 1 là 5,3 triệu đô la Mỹ, giai đoạn 2 là 20 triệu đô la Mỹ và phần còn lại 44,7 triệu đô la Mỹ trong giai đoạn 3. Để tài trợ cho mức đầu tư 5,3 triệu đô la Mỹ ban đầu trong giai đoạn triển khai thành lập trường, ngân sách liên bang năm 2015 của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã dành một khoản 2,5 triệu đô la Mỹ cho FUV. Các doanh nhân Hoa Kỳ và Việt Nam cũng sẽ đóng góp ngay 2,8 triệu đô la Mỹ dưới hình thức không hoàn lại khi FUV được Chính phủ Việt Nam cấp phép thành lập. Ngoài khoảng 20 triệu đô la Mỹ mới được cấp từ nguồn tài chính liên bang, phần vốn còn lại sẽ được TUIV huy động từ các nguồn tư nhân ở Việt Nam và Hoa Kỳ.

Các khoản đẩu tư cho FUV sẽ được sử dụng để phát triển trường, trong đó một phần sẽ trở thành quỹ trường (endowment). Quỹ trường này sẽ được các thế hệ sau quản lý và phát triển lâu dài, tạo cơ sở cho sự bền vững tài chính của trường.

TUIV cũng chịu trách nhiệm trước các nhà tài trợ và thỏa mãn những điều kiện mà FUV cam kết. Ví dụ Chính phủ Mỹ tài trợ với điều kiện trường phải là tư thục, không vì lợi nhuận và có tự do học thuật và TUIV phải thỏa mãn điều kiện đó mới được cấp tài trợ. TUIV là tổ chức thiện nguyện của Mỹ nên các cá nhân, công ty của Mỹ đóng góp choTUIV được miễn thuế. Cá nhân và tổ chức Việt Nam (hoặc của Mỹ nếu không cần miễn thuế) vẫn có thể đóng góp trực tiếp cho FUV mà không cần thông quaTUIV.

TUIV sẽ chịu trách nhiệm đề cử những thành viên đầu tiên của hội đồng trường (Board of Trustees), hội đồng đó hoạt động độc lập, tách khỏi TUIV và sau mỗi nhiệm kỳ tự bầu các thành viên mới theo điều lệ trường. TUIV sau đó không can thiệp vào hoạt động của hội đồng và không có quyền thay đổi hội đồng trường.

Hội đồng quản trị của TUIV có tám người, trong đó có hai người Việt Nam, gồm: Leon Botstein - Đại học Bard; Frank Jao - Bridgecreek Group, Inc.; w. Gage McAfee - Asia Pacific Capital; Lê Hoài Nam - Nomura Securities; Brian JM Quinn - Trường Luật, Boston College (thủ quỹ, thư ký); Giáo sư Henry Rosovsky - Đại học Harvard; Đàm Bích Thủy - National Australia Bank; Thomas J. Vallely, Chủ tịch - Đại học Harvard; Frances Zwenig - Hội đồng Doanh nghiệp US-ASEAN.

Hội đồng quản trị này cố định, đã được đăng ký cùng với thủ tục ra đời TUIV và không thay đổi nhiều, trừ những trường hợp hạn hữu.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
3 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cải cách giáo dục đại học là mệnh lệnh sống còn của Việt Nam