Có những thói quen của bố mẹ, tưởng chừng là đang yêu con nhưng thực chất lại cản trở sự phát triển của trẻ.

Cách yêu thương của cha mẹ vô tình làm hư trẻ

La Hường | 13/06/2018, 15:19

Có những thói quen của bố mẹ, tưởng chừng là đang yêu con nhưng thực chất lại cản trở sự phát triển của trẻ.

Dễ dàng đáp ứng mọi nhu cầu của con

Nhiều cha mẹ nuông chiều con quá mức, trẻ muốn gì được nấy. Có nhiều bố mẹ dù con đang học mẫu giáo hay học cấp 1 còn cho con rất nhiều tiền tiêu vặt, trẻ muốn gì có thể tự mua khiến nhu cầu của trẻ càng dễ được đáp ứng. Những đứa trẻ này lâu dần sẽ bị hình thành thói quen không coi trọng tiền và đồ dùng, chỉ chú trọng việc hưởng thụ, tiêu tiền lãng phí, thậm chí còn không hiểu chuyện, không biết nhẫn nại và chịu khổ.

Cha mẹ phải năn nỉ, ra điều kiện

Muốn đứa trẻ làm gì cha mẹ cũng phải có điều gì đó trao đổi thì trẻ mới chịu hợp tác. Ví dụ như muốn con ăn cơm thì phải kể chuyện cho con nghe, muốn con học phải mua đồ chơi cho con... Cha mẹ càng làm như vậy trẻ càng có tâm lý được lợi cho mình mới làm, trẻ không phân biệt được đúng sai, không có ý thức trách nhiệm, thậm chí bố mẹ cũng mất hết cả uy nghiêm khi dạy dỗ con.

Làm giúp con

Bố mẹ sợ con không làm được hoặc làm sẽ hỏng nên tâm lý sẽ làm luôn cho con cho nhanh và con không bị bẩn, không bị vấp ngã. Vì vậy mà rất nhiều đứa trẻ 3-4 tuổi còn chưa biết tự xúc cơm ăn, không biết mặc quần áo, nhiều trẻ 5-6 tuổi không biết làm việc nhà. Những đứa trẻ này thường không biết tự làm gì và không có niềm vui khi làm được một việc gì đó giúp bố mẹ. Nếu cứ như vậy đứa trẻ sẽ không yêu thích lao động và không biết cảm thông với người khác.

Không phân công đủ việc cho trẻ

Từ khi trẻ chập chững biết đi, chúng ta đã có thể dạy trẻ cách làm sạch đồ chơi của chúng. Khi trẻ lớn lên, chúng có thể làm nhiều việc hơn như: dọn giường, cho thú cưng ăn, dọn bàn ăn. Trẻ dần dần sẽ biết cắt cỏ, cọ rửa bồn tắm và lau cửa sổ.

Bạn nên dạy trẻ cảm thấy chúng có trách nhiệm làm việc nhà. Trong gia đình, mỗi thành viên sẽ thực hiện một nhiệm vụ riêng. Quan niệm này cũng rất đúng khi bước ra ngoài cuộc sống. Là một công dân, chúng ta làm theo đúng quy tắc, bảo vệ môi trường và giúp đỡ lẫn nhau. Tại nơi làm việc, chúng ta sẽ làm những nhiệm vụ chuyên biệt và đáp ứng yêu cầu của cấp trên.

Không có kỷ luật

Sẽ quá dễ dãi với trẻ nếu thấy con bày trò phá bĩnh, ném đồ hay bắt nạt trẻ khác mà bạn chẳng làm gì cả. Thiếu kỷ luật trong dạy dỗ con cái thường bắt nguồn từ việc không muốn nhìn nhận vào bản chất vấn đề. Nhiều bậc phụ huynh không biết làm sao để để xây dựng nguyên tắc với con, vì vậy họ chọn cách chẳng làm gì cả.

Cách nuôi dạy con kiểu này có thể dẫn tới những vấn đề nghiêm trọng như phạm pháp. Trẻ con cần được dạy về ranh giới giữa cái được và không cũng như cách tương tác, giao tiếp với người khác. Nếu chúng không được học về hậu quả từ việc làm của mình, ý thức về ranh giới giữa cái tốt và cái xấu có thể bị xóa mờ, thậm chí không tồn tại.

Sợ khóc đòi ăn vạ

Do từ bé trẻ đã được đáp ứng theo yêu cầu nên khi gặp phải chuyện không hài lòng, trẻ bèn khóc đòi, nằm đất ăn vạ, không ăn cơm để "đe dọa” bố mẹ. Các ông bố bà mẹ yêu chiều trẻ chỉ còn cách dỗ dành, nịnh nọt, đầu hàng, nghe theo để trẻ chịu ăn. Các bậc phụ huynh sợ trẻ khóc đòi, ăn vạ là những phụ huynh vô năng. Ngược lại, bố mẹ la mắng, đánh đập trẻ sẽ trở nên đứa con vô tình, trong tính cách đã gieo mầm một hạt giống sự ích kỷ, nhẫn tâm, ngang ngược và thiếu sự kiềm chế.

Luôn bênh con

Khi một giáo viên hay người lớn khác nói với bạn về hành động sai trái của con, bạn thường không tin và luôn bênh vực trẻ. Trong khi tất cả chúng ta đều muốn tin rằng, con cái của mình là những thiên thần nhỏ, nhiều người nhắm mắt làm ngơ cho những lỗi của chúng hoặc không tìm hiểu rõ sự việc. Một số bố mẹ còn khẳng định như đinh đóng cột rằng con họ không sai và bị người khác "trù dập". Bạn nên giúp con hiểu rằng chúng không được làm trái nguyên tắc và các lỗi lầm sẽ phải chịu hậu quả.

Hà Anh (t/h)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
3 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cách yêu thương của cha mẹ vô tình làm hư trẻ