Khi chuẩn bị những bữa ăn, vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là rất quan trọng. Bên cạnh đó, người nội trợ cần có những kiến thức nhất định để không mắc phải thói quen nấu nướng sai lầm, gây hao hụt giá trị dinh dưỡng của thực phẩm.

Cách chế biến để giữ nguyên giá trị dinh dưỡng trong thực phẩm

12/01/2020, 17:18

Khi chuẩn bị những bữa ăn, vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là rất quan trọng. Bên cạnh đó, người nội trợ cần có những kiến thức nhất định để không mắc phải thói quen nấu nướng sai lầm, gây hao hụt giá trị dinh dưỡng của thực phẩm.

Thịt chiên hoặc hầm quá kỹ sẽ làm giảm chất dinh dưỡng - Ảnh: Internet

Dưới đây là những loại thực phẩm không nên nấu quá chín:

Khoai tây chiên

Khoai tây là món ăn rất được nhiều người thích rất tốt và giàu chất dinh dưỡng, vitamin tốt cho tim như vitamins B6, C và D, cũng như magiê, sắt và beta-carotene.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng việc chiên kỹ hoặc chiên trên chảo nóng là những cách không nên. Bởi việc chiên như thế này còn làm tăng hàm lượng calo của khoai tây, và nhiệt độ cao khi chiên khiến các chất dinh dưỡng bị phá hủy.

Rau xanh

Sai lầm nấu ăn này làm giảm lượng chất dinh dưỡng trong rau và không tốt cho sức khỏe. Các loại rau lá xanh và một số rau củ khác khi nấu quá lâu sẽ biến chất và gây hại cho sức khỏe, thậm chí gây ngộ độc.

Sau khi nấu, rau sẽ mất đi khoảng 15% lượng vitamin và các chất dinh dưỡng. Lượng dưỡng chất này sẽ mất dần theo thời gian khoảng 25% sau 30 phút và 75% sau 1 giờ.

Củ cải đường

Khi làm chín củ cải đường bằng nhiệt độ cao thì sẽ làm mất khoảng 25% lượng folate – một dưỡng chất cần thiết để tạo tế bào hồng cầu. Bạn có thể sử dụng củ cải đường làm các món salad tươi để đảm bảo nguyên vẹn các hợp chất có lợi cho não bộ.

Dưa chuột

Loại thực phẩm này có chứa vitamin C, B và các chất khoáng rất cần thiết cho cơ thể. Vỏ dưa cũng giàu chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Khi nấu chín thì dưa chuột sẽ giảm đáng kể các chất dinh dưỡng nói trên.

Bạn nên ăn dưa chuột tươi thay vì nấu chín. Thêm nữa, nhớ ngâm dưa với nước muối loãng trong một khoảng thời gian nhất định để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Khoai lang

Các axit amin, protein và enzym tiêu hóa trong khoai lang sẽ hầu như được giữ nguyên khi chế biến bằng phương pháp luộc và hấp. Cũng cần lưu ý rằng, không nên luộc hoặc hấp khoai lang quá kỹ vì lượng chất dinh dưỡng mất đi. Bạn cũng cần nhớ rằng tuyệt đối không nên ăn khoai lang sống vì dễ bị tiêu chảy.

Nên hạn chế dùng khoai lang vào các món chiên xào vì khi đó, các enzym tiêu hóa sẽ bị phá hủy, đồng thời protein sẽ kết hợp với dầu mỡ sẽ biến thành chất rất khó tiêu hóa dẫn tới đầy bụng, khó tiêu.

Thịt rán kỹ

Mùi vị của thịt rán rất thơm vì nó có các gia vị được tẩm ướp. Tuy nhiên, khi chúng ta rán kỹ loại thịt này, là đang khởi đầu quá trình biến nó thành món ăn không tốt cho sức khỏe.

Rán thịt quá kỹ cũng tạo nên các a xít béo chuỗi trans, có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch vành, và biến protein trong thịt gà thành acrolein, một chất gây ung thư sẽ khiến protein nạc này thành món ăn cực kỳ nhiều calo khi nó được “ngâm” trong dầu rán.

Thu Thủy (t/h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cách chế biến để giữ nguyên giá trị dinh dưỡng trong thực phẩm