Cảnh sát cho biết các tay súng chưa rõ danh tính đã bắt giữ 317 nữ sinh ở tây bắc Nigeria hôm 25.2. Đây là vụ bắt cóc thứ hai như vậy trong vòng hơn 1 tuần tại khu vực ngày càng bị các chiến binh nhắm tới.

Các tay súng bắt cóc 317 nữ sinh trung học làm gì?

Nhân Hoàng | 26/02/2021, 20:05

Cảnh sát cho biết các tay súng chưa rõ danh tính đã bắt giữ 317 nữ sinh ở tây bắc Nigeria hôm 25.2. Đây là vụ bắt cóc thứ hai như vậy trong vòng hơn 1 tuần tại khu vực ngày càng bị các chiến binh nhắm tới.

Các vụ bắt cóc học đường, lần đầu tiên được thực hiện bởi nhóm thánh chiến Boko Haram và Islamic State West Africa Province (Nhà nước Hồi giáo ở Tây Phi), đã trở thành vấn nạn khắp miền bắc ngày càng vô luật pháp, trước sự đau khổ của các gia đình và sự thất vọng từ chính phủ cùng lực lượng vũ trang Nigeria.

Cảnh sát bang Zamfara, nơi vụ tấn công mới nhất diễn ra, cho biết đã bắt đầu các hoạt động tìm kiếm, cứu nạn nhân cùng quân đội săn lùng những tên cướp có vũ trang đã bắt các nữ sinh tại Trường trung học Government Girls Science ở thị trấn Jangebe.

Ủy viên thông tin của bang Zamfara - Sulaiman Tanau Anka nói với Reuters rằng những kẻ tấn công đã nổ súng lẻ tẻ trong cuộc đột kích lúc 1 giờ sáng.

Thông tin tôi có được là họ lái xe đến và di chuyển học sinh. Họ cũng dẫn một số đi bộ”, anh Sulaiman Tanau Anka cho hay.

Đây là vụ bắt cóc thứ ba kể từ tháng 12.2020.

cac-tay-sung-bat-coc-317-nu-sinh-trung-hoc.jpg
Nhóm Boko Haram thực hiện nhiều vụ bắt cóc các nữ sinh

Các quan chức cho biết sự gia tăng các vụ bắt cóc một phần để yêu cầu chính phủ trả tiền đổi lấy con tin trẻ em, xúc tiến sự phá vỡ an ninh rộng lớn hơn ở phía bắc.

Chính phủ thường xuyên từ chối các khoản thanh toán như vậy.

Các vụ bắt cóc học đường đầu tiên do nhóm thánh chiến Boko Haram và Islamic State West Africa Province thực hiện ở phía đông bắc, nhưng chiến thuật này hiện đã được các chiến binh khác ở phía tây bắc áp dụng, với chương trình nghị sự không rõ ràng.

Chưa nhóm nào nhận trách nhiệm cho cuộc bắt cóc 317 nữ sinh hôm 25.2.

Tổng thống Nigeria - Muhammadu Buhari đã thay thế các chỉ huy quân đội lâu năm của mình vào đầu tháng này trong bối cảnh bạo lực ngày càng tồi tệ. Các lực lượng vũ trang ở phía đông bắc đang chiến đấu để giành lại các thị trấn bị quân nổi dậy chiếm đóng.

Tuần trước, các tay súng chưa rõ danh tính đã bắt cóc 42 người, gồm cả 27 học sinh, và giết chết một học sinh, trong cuộc tấn công qua đêm vào một trường nội trú ở bang Niger, miền trung bắc. Các con tin vẫn chưa được thả.

Vào tháng 12.2020, hàng chục tay súng đã bắt cóc 344 học sinh từ thị trấn Kankara ở phía tây bắc bang Katsina. Họ được trả tự do sau 6 ngày khi chính phủ từ chối trả khoản tiền chuộc con tin.

cac-tay-sung-bat-coc-317-nu-sinh-trung-hoc1.jpg
Tổng thốngMuhammadu Buhari phát biểu sau khi lực lượng an ninh giải cứu các nam sinh khỏi những kẻ bắt cóc ngày 18.1.2020

Islamic State West Africa Province năm 2018 đã bắt cóc hơn 100 nữ sinh từ thị trấn Dapchi ở đông bắc Nigeria. Tất cả đã được thả, trừ một người theo đạo Thiên chúa duy nhất. Theo Liên Hợp Quốc, một khoản tiền chuộc đã được trả cho Islamic State West Africa Province để đổi lấy con tin.

Có lẽ vụ bắt cóc khét tiếng nhất trong những năm gần đây là các tay súng Boko Haram bắt cóc 276 nữ sinh từ thị trấn Chibok, bang Borno vào tháng 4.2014. Vụ việc đã thu hút sự chú ý rộng rãi trên toàn cầu.

Nhiều người đã được quân đội tìm thấy, giải cứu, hoặc được giải thoát trong các cuộc đàm phán giữa chính phủ và Boko Haram, cũng với khoản tiền chuộc khổng lồ, theo các nguồn tin. Song, 100 người vẫn mất tích, ở lại với Boko Haram hoặc đã chết, các quan chức an ninh cho biết.

Bài liên quan
Nữ sinh bị cảnh sát Myanmar bắn chết não khi phản đối đảo chính, Liên Hợp Quốc và Mỹ bức xúc
Mya Thwate Thwate Khaing được cho là sẽ tổ chức sinh nhật lần thứ 20 vào 10.2. Song giờ đây, nữ sinh viên Myanmar đang nằm viện ở Thủ đô Naypyitaw trong tình trạng chết não do bị bắn vào đầu khi cảnh sát trấn áp cuộc biểu tình chống lại cuộc đảo chính của quân đội Myanmar.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 1: Giá bấp bênh, diêm dân vẫn quyết không bỏ nghề
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Nghề làm muối ở tỉnh Bạc Liêu đã hình thành và phát triển đến nay trên 100 năm. Với diêm dân, nghề muối là nghề phải “đội nắng tắm sương” mới tạo ra được hạt muối ngon.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Các tay súng bắt cóc 317 nữ sinh trung học làm gì?