Giá điện đã tăng vọt khắp EU, trong đó khách hàng phải trả thêm 45% vào tháng 3 so với một năm trước đó. Trong bối cảnh đó, các nước châu Âu không muốn san sẻ gánh nặng cho nhau trước khi giảm nhập năng lượng từ Nga.

Các nước châu Âu không muốn san sẻ gánh nặng cho nhau trước khi giảm nhập năng lượng từ Nga

A.T | 19/04/2022, 10:56

Giá điện đã tăng vọt khắp EU, trong đó khách hàng phải trả thêm 45% vào tháng 3 so với một năm trước đó. Trong bối cảnh đó, các nước châu Âu không muốn san sẻ gánh nặng cho nhau trước khi giảm nhập năng lượng từ Nga.

Theo El Pais, Tây Ban Nha đã thông báo với Ủy ban châu Âu (EC) rằng kế hoạch giảm giá chung với Bồ Đào Nha có thể dẫn đến việc hạn chế bán năng lượng cho Pháp. Động thái trên xảy ra trong bối cảnh toàn bộ châu Âu phải vật lộn với chi phí năng lượng tăng cao.

Trước đó, vào cuối tháng 3, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã đồng ý để giới hạn giá khí đốt được sử dụng trong sản xuất điện ở mức tương đương 30 euro mỗi megawatt / giờ. Điều đó buộc Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha sẽ cần áp đặt "một số hạn chế" đối với việc bán năng lượng cho Pháp.

Theo một hệ thống thay thế do Madrid đề xuất, điện xuất khẩu sang Pháp sẽ được tính phí cao hơn mức tiêu thụ trên bán đảo Iberia. Theo El Pais, các quan chức ở Brussels lo ngại rằng thỏa thuận này sẽ vi phạm các quy tắc thị trường của khối và Đức cũng như các nước Bắc Âu nhiều khả năng phản đối quyết liệt ý tưởng này.

Mặc dù Pháp là nước xuất khẩu ròng điện, nhưng nước này vẫn nhập khẩu khoảng 34% điện năng, theo số liệu từ năm 2020. Tây Ban Nha là đối tác cung cấp hầu hết lượng điện cho Pháp.

Giá điện đã tăng vọt khắp EU, trong đó khách hàng phải trả thêm 45% vào tháng 3 so với một năm trước đó. Giá tăng cao là do không chắc liệu EU có cấm vận nhập khẩu khí đốt của Nga và những cú sốc đối với thị trường năng lượng toàn cầu do cuộc xung đột ở Ukraine hay không. Lạm phát tăng vọt trên khắp thế giới cũng đã đẩy hóa đơn tiền điện lên cao hơn.

Giới chức EU nói rằng đề xuất cấm vận dầu mỏ Nga sẽ được đưa ra thảo luận sau vòng cuối cùng của cuộc bầu cử Pháp vào ngày 24.4. Đồng thời, họ thừa nhận rằng việc giá nhiên liệu tăng cao có thể gây bất lợi cho Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trong cuộc bầu cử.

Ngoài 5 đợt trừng phạt kinh tế đối với Nga, EU đã công bố lệnh cấm theo từng giai đoạn đối với nhập khẩu than của Nga và chấm dứt hoàn toàn việc mua nhiên liệu hóa thạch từ Nga vào năm 2030. Hiện tại, lệnh cấm khí đốt Nga là điều không còn được cân nhắc vì EU phụ thuộc vào Moscow khoảng 40% lượng khí đốt tự nhiên.

Trong khi Đức đã dừng phê duyệt dự án đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc 2 và ủng hộ các biện pháp trừng phạt Nga liên quan đến chiến dịch quân sự ở Ukraine, các nhà lãnh đạo nước này cảnh báo việc EU cấm nhập khẩu năng lượng Moscow sẽ làm sụp đổ nền kinh tế và phá hủy ngành công nghiệp của Đức.

“Việc dừng sử dụng nhiên liệu hóa thạch của Nga sẽ gây ra một sự gián đoạn lớn và ngay lập tức. Bạn không thể bật tắt các nhà máy công nghiệp hiện đại như một công tắc đèn. Quyết định này sẽ tác động trực tiếp tới Đức, nền kinh tế lớn nhất EU và lớn thứ 4 thế giới”, Emily Haber, Đại sứ Đức tại Mỹ, cho biết.

Ngày 12.4, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cảnh báo, các lệnh trừng phạt hiện tại và trong tương lai đối với Nga có thể gây ra một trong những cú sốc chưa từng có đối với nguồn cung khí đốt. Tổng Thư ký OPEC Mohammad Barkindo cho rằng, thay thế nguồn dầu thô của Nga từ một lệnh cấm vận của Liên minh châu Âu (EU) là điều “gần như không thể”.

“Chúng ta có thể sẽ phải chấp nhận thực tế có khoảng 7 triệu thùng dầu và các chất lỏng khác của Nga sẽ bị loại khỏi thị trường xuất khẩu do các lệnh trừng phạt hiện tại và trong tương lai… Xét trong bối cảnh triển vọng nhu cầu ở thời điểm hiện tại, việc thay thế nguồn cung với khối lượng lớn như vậy là điều không thể”. Nhận định này được ông Barkindo đưa ra tại cuộc gặp cấp cao giữa OPEC và EU được tổ chức tại Vienna (Áo).

Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng cảnh báo rằng các nhà lãnh đạo phương Tây sẽ gây tổn hại cho chính quốc gia của họ nếu cắt dòng năng lượng của Nga.

“Hậu quả của việc này có thể cực kỳ nghiêm trọng, chủ yếu đối với những người khởi xướng chính sách,” ông Putin nói sau cuộc họp với các quan chức hôm 14.4.

Tổng thống Putin thừa nhận rằng hoạt động sản xuất của Nga đã bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây và nước này sẽ cần thêm các đường ống mới để tiếp cận các khách hàng mới ở châu Á.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Các nước châu Âu không muốn san sẻ gánh nặng cho nhau trước khi giảm nhập năng lượng từ Nga