Các nhà khoa học tại Nhật Bản đã tạo ra những con chuột con từ hai cá thể chuột đực bằng cách nuôi cấy trứng từ tế bào con đực.

Các nhà khoa học Nhật Bản tạo ra chuột con từ hai chuột đực

Đan Thuỳ | 09/03/2023, 12:55

Các nhà khoa học tại Nhật Bản đã tạo ra những con chuột con từ hai cá thể chuột đực bằng cách nuôi cấy trứng từ tế bào con đực.

Nghiên cứu mới được xuất bản trên một tạp chí uy tín hàng đầu. Các nhà khoa học đã biến đổi tế bào nam nhiễm sắc thể XY thành tế bào trứng với nhiễm sắc thể XX. 

"Đây là trường hợp đầu tiên tế bào trứng động vật có vú được tạo ra từ tế bào con đực", Katsuhiko Hayashi, người đứng đầu công trình tại Đại học Kyushu (Nhật Bản) cho biết. Ông nổi tiếng thế giới với vai trò tiên phong lĩnh vực nuôi trứng và tinh trùng trong phòng thí nghiệm.

Đây được coi là một bước phát triển mới mở đường cho các phương pháp điều trị các dạng vô sinh nghiêm trọng cũng như nâng cao triển vọng cho các cặp đồng giới có thể sinh con chung trong tương lai. 

anh-chup-man-hinh-2023-03-09-luc-11.08.23.png

Ông Hayashi đã trình bày nghiên cứu trong Hội nghị thượng đỉnh quốc tế lần 3 về chỉnh sửa gien người tại Viện Francis Crick (Anh) hôm 8.3. Ông cũng dự đoán rằng về mặt kỹ thuật, con người có thể tạo ra một tế bào trứng người từ tế bào da đàn ông trong vòng 10 năm tới.

Trước đây, những con chuột có hai cha ruột có thể được sinh ra thông qua một chuỗi quy trình phức tạp, bao gồm sử dụng kỹ thuật di truyền. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên trứng được nuôi cấy từ tế bào con đực và đánh dấu một bước tiến đáng kể. Những con chuột con khỏe mạnh, có tuổi thọ bình thường và tiếp tục sinh con khi trưởng thành. Nhóm nghiên cứu của ông Hayashi hiện đang cố gắng áp dụng thành tựu này ở tế bào người, mặc dù sẽ có những trở ngại đáng kể trong việc sử dụng trứng nuôi cấy trong phòng thí nghiệm cho mục đích lâm sàng.

Kỹ thuật này cũng có thể được áp dụng để điều trị các dạng vô sinh nghiêm trọng, bao gồm cả phụ nữ mắc hội chứng Turner, trong đó một bản sao của nhiễm sắc thể X bị thiếu hoặc thiếu một phần. Song nhiều người cho rằng việc áp dụng kỹ thuật này ở tế bào người có thể là một thách thức lớn. Các tế bào người cần thời gian nuôi cấy lâu hơn nhiều để tạo ra trứng trưởng thành, điều này có thể làm tăng nguy cơ các tế bào mắc phải những thay đổi di truyền không mong muốn. 

Trước đó, vào năm 2018, các nhà khoa học Trung Quốc cũng đã tạo ra một chuột con khỏe mạnh từ hai chuột cái thông qua việc sử dụng tế bào gốc và kỹ thuật chỉnh sửa gen để tạo ra chuột con mà không có sự tham gia của chuột đực.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
1 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Các nhà khoa học Nhật Bản tạo ra chuột con từ hai chuột đực