Một loạt lệnh trừng phạt ngày càng gia tăng của Mỹ đối với các quan chức ở khu vực Trung Mỹ đã khiến Trung Quốc trở thành đối tác hấp dẫn đối với các quốc gia này.

Các lệnh trừng phạt của Mỹ đã đẩy một số nước xích về Trung Quốc

Hoàng Vũ | 13/12/2021, 12:14

Một loạt lệnh trừng phạt ngày càng gia tăng của Mỹ đối với các quan chức ở khu vực Trung Mỹ đã khiến Trung Quốc trở thành đối tác hấp dẫn đối với các quốc gia này.

Xu hướng này được chú ý trong tuần này khi Nicaragua thiết lập lại quan hệ với Bắc Kinh, cắt đứt mối quan hệ lâu đời với đồng minh của Mỹ là Đài Loan, vốn chủ yếu dựa vào sự công nhận ngoại giao từ các nước nhỏ.

Các quốc gia khác trong khu vực cũng đang bị Trung Quốc lôi kéo. Tổng thống El Salvador Nayib Bukele đầu năm nay đã phê chuẩn hiệp định hợp tác kinh tế mới với Trung Quốc sau khi Washington đưa các trợ lý thân cận của ông vào danh sách đen vì các cáo buộc tham nhũng. Theo ông Bukele, Bắc Kinh đã đầu tư công 500 triệu USD "mà không có điều kiện”. Lãnh đạo El Salvador trong tuần này thậm chí còn chỉ trích Washington vì yêu cầu "phục tùng tuyệt đối hoặc phá sản".

Theo Reuters, quyết định tiếp nhận Trung Quốc của Nicaragua kéo theo một loạt các biện pháp trừng phạt nhằm vào các trợ lý thân cận của Tổng thống Daniel Ortega sau khi ông tái đắc cử nhiệm kỳ thứ 4 liên tiếp trong một chiến dịch ngập tràn các vụ bắt giữ những nhân vật đối lập hàng đầu.

Một quan chức cấp cao của Mỹ cho biết, khi các lệnh trừng phạt thắt chặt, Nicaragua đã tìm kiếm các con đường khác và các đối tác kinh tế, và chính quyền Ortega đã cầu cạnh đến Trung Quốc.

Dù Nicaragua, El Salvador cùng nhiều quốc gia Trung Mỹ khác hiện đang có xu hướng ngả về phía Trung Quốc trước các “cám dỗ kinh tế” đổi lấy sự ủng hộ về “một Trung Quốc”, một số nước trong khu vực vẫn đang thể hiện thái độ khác.

Cụ thể, Tổng thống Guatemala Alejandro Giammattei trong tuần trước đã đến Washington và cam kết là “người bạn trung thành” với Đài Loan. Chính phủ mới đắc cử của Tổng thống Xiomara Castro ở Honduras hiện cũng đã cam kết ngoại giao với Đài Bắc và muốn thúc đẩy quan hệ chặt chẽ với Washington.

Ngoại giao bẫy nợ

Được biết, "ngoại giao bẫy nợ" là cung cấp các khoản cho vay cơ sở hạ tầng rẻ nhưng bi kịch vỡ nợ chực chờ nếu các nền kinh tế nhỏ hơn không thể tạo ra đủ tiền trả lãi. Trong suốt thời gian Tổng thống Mỹ Donald Trump cầm quyền, cảng ở Sri Lanka đã trở thành trường hợp được nhắc đến nhiều nhất về "bẫy nợ" của Trung Quốc và được sử dụng như một bằng chứng cho thấy Bắc Kinh đã chiếm cảng biển chiến lược và coi nó là tài sản thế chấp.

Ngoài Sri Lanka, lo ngại về việc tịch thu tài sản cũng xuất hiện tại châu Phi cách đây 2 năm với tin đồn rằng Trung Quốc sẽ tiếp quản nhà sản xuất điện của Zambia và cảng chính của Kenya nếu hai nước này không trả được những khoản vay mà họ đã nhận từ Trung Quốc để thực hiện các dự án lớn. Gánh nặng nợ nần trên vai nước nhỏ càng chồng chất thì ảnh hưởng của Trung Quốc với nước đó càng lớn.

Các quan chức Mỹ đã coi Bắc Kinh là một đối tác không đáng tin cậy cho những quốc gia đang khao khát đầu tư để thúc đẩy các nền kinh tế đang chùn bước. Giới chức Mỹ cáo buộc Bắc Kinh khiến các quốc gia nghèo hơn ngập trong nợ nần. Về phần mình, Bắc Kinh bác bỏ những tuyên bố như vậy, nói rằng họ quan hệ với các đồng minh như một đối tác bình đẳng và không can thiệp vào vấn đề đối nội của bất kỳ quốc gia nào.

Bài liên quan
Bộ Hiệu quả chính phủ Mỹ sẽ không cho công chức liên bang làm việc từ xa
Đài CNN cho biết Bộ Hiệu quả chính phủ Mỹ (DOGE) do tỷ phú Elon Musk cùng doanh nhân Vivek Ramaswamy lãnh đạo dự kiến thúc đẩy chấm dứt hình thức làm việc từ xa với tất cả cơ quan liên bang nhằm cắt giảm công chức.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng về tới Hà Nội, kết thúc chuyến công tác tại Brazil và Dominicana
1 giờ trước Sự kiện
Chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới Brazil và tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20, thăm chính thức nước Cộng hòa Dominicana đã thành công tốt đẹp.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Các lệnh trừng phạt của Mỹ đã đẩy một số nước xích về Trung Quốc