Huyện đảo Lý Sơn hiện đã có gió bão cấp 7-8, giật cấp 9 kèm theo mưa lớn, biển động dữ dội. Nhờ chuẩn bị tích cực, công tác phòng, chống bão số 4 tại Lý Sơn đã cơ bản hoàn tất.

Các huyện đảo trên Biển Đông tích cực phòng chống siêu bão

| 27/09/2022, 15:56

Huyện đảo Lý Sơn hiện đã có gió bão cấp 7-8, giật cấp 9 kèm theo mưa lớn, biển động dữ dội. Nhờ chuẩn bị tích cực, công tác phòng, chống bão số 4 tại Lý Sơn đã cơ bản hoàn tất.

bao.gif

Theo tỉnh Quảng Ngãi, toàn bộ tàu thuyền và lồng bè nuôi trồng thủy sản ở Lý Sơn đã được đưa vào neo trú an toàn. Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Lý Sơn đã kiểm tra các điểm xung yếu tại các tuyến đê kè ven biển, chỉ đạo cho các ngành chức năng tuyên truyền, vận động các hộ dân ở vùng có nguy cơ sạt lở, vùng nguy hiểm vào nơi tránh trú an toàn.

Đến 14 giờ chiều nay, gió đã rất mạnh và mưa rất to. Biển động dữ dội, sóng cao từ 2-3,5m tại một số vị trí. Đa phần người dân trên đảo đã đóng kín cửa và ở trong nhà, không ai ra đường.

Tại Bình Thuận, để chủ động ứng phó với bão số 4 (Noru), đến ngày 26.9, huyện đảo  Phú Quý đã chỉ đạo Đồn Biên phòng CKC Phú Quý thông báo kịp thời cho thuyền trưởng, chủ các phương tiện đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển nhanh và diễn biến của cơn bão số 4 để chủ động phòng tránh; quản lý chặt chẽ việc ra khơi của tàu thuyền.

Thống kê tình hình tàu thuyền của huyện, đến ngày 26.9, huyện Phú Quý có tổng số 1.560 thuyền/8.630 lao động. Trong đó phương tiện đang neo đậu tại các bến 731 thuyền/4.927 lao động, gồm: Phú Quý 635 thuyền/4.237 lao động; Phan Thiết 87 thuyền/588 lao động; Vũng Tàu 3 thuyền/18 lao động; Ninh Thuận 5 thuyền/76 lao động và tại Cà Mau - Kiên Giang 1 thuyền/8 lao động.

Ngoài ra, các phương tiện đang hoạt động trên biển gồm 829 thuyền/3.703 lao động (tất cả các phương tiện đều nhận được thông tin về bão số 4). Số tàu thuyền hoạt động ven bờ 715 chiếc/2.639 lao động; tàu hoạt động xa bờ 114 thuyền/1.064 lao động, gồm: khu vực Trường Sa - DK142 thuyền/321 lao động, khu vực Côn Đảo - Thổ Chu - Phú Quốc 72 thuyền/743 lao động. Có 13 phương tiện nội địa/75 thuyền viên/1 khách/783.630 tấn hàng; 1 tàu khách/8 thuyền viên đang neo đậu trong cảng Phú Quý. Riêng lồng bè tại huyện đảo hiện có 61 lồng, bè/183 lao động.

Còn tại huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, các lực lượng cũng đang tích cực triển khai kế hoạch phòng, chống bão với phương châm “4 tại chỗ”.

Trong đó, cán bộ, chiến sĩ trên các đảo đã khẩn trương cắt tỉa cành cây, chằng buộc mái nhà, kho tàng, hệ thống pin, đèn năng lượng sạch; triển khai các phương án phòng, chống ngập úng, triều cường, di dời nhân dân và các lực lượng về các khu vực nhà kiên cố, tổ chức luyện tập phương án cứu hộ, cứu nạn ngư dân trên biển.

Đến 17 giờ ngày 26.9, quân dân các đảo Sinh Tồn, Đá Tây, Trường Sa đã hướng dẫn cho 47 tàu cá của các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa với hơn 1.000 ngư dân vào âu tàu tránh trú bão an toàn.

Đồng thời, các đảo thường xuyên cập nhật và cung cấp thông tin về diễn biến của bão, chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, thiết bị y tế sẵn sàng đón ngư dân lên đảo khi có thời tiết xấu.

Mặc dù xa vị trí tâm bão nhưng Cảng vụ Hàng hải Cần Thơ (Cục Hàng hải Việt Nam) sáng nay (27.9) cho biết, do ảnh hưởng của bão Noru, một số tuyến tàu cao tốc đi Côn Đảo tạm dừng hoạt động.

Cụ thể, tuyến Trần Đề (tỉnh Sóc Trăng) - Côn Đảo và ngược lại tạm dừng từ sáng 27.9 đến ngày 29.9. Tuyến tàu cao tốc Cần Thơ - Côn Đảo cũng tạm dừng hoạt động cho đến khi có thông báo mới.

Tương tự, Cảng vụ Hàng hải Kiên Giang cũng cho biết, do ảnh hưởng của bão số 4 Noru, thời tiết trên biển Kiên Giang gió giật cấp 7, 8 biển động mạnh.

Do vậy, Cảng vụ Hàng hải cho các tàu phà hành khách cao tốc hoạt động tuyến Rạch Giá - Hà Tiên - Nam Du - Phú Quốc - Thổ Chu và chiều ngược lại phải tạm ngưng để đảm bảo an toàn cho hành khách và phương tiện. Thời gian tạm ngừng hoạt động bắt đầu từ 6 giờ ngày 27.9 đến khi có thông báo mới.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
một giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Các huyện đảo trên Biển Đông tích cực phòng chống siêu bão