Phát hiện mới cho thấy một loại gen giúp vi rút SARS-CoV-2 tự sinh sản, có thể góp phần gây ra bệnh COVID-19 nghiêm trọng, đe dọa tính mạng những người trẻ tuổi và khỏe mạnh.

Các gen có thể lý giải nguyên nhân mắc COVID-19 nghiêm trọng ở người trẻ, khỏe

Đan Thuỳ | 28/10/2021, 10:20

Phát hiện mới cho thấy một loại gen giúp vi rút SARS-CoV-2 tự sinh sản, có thể góp phần gây ra bệnh COVID-19 nghiêm trọng, đe dọa tính mạng những người trẻ tuổi và khỏe mạnh.

Nhiễm đột phá có thể dẫn đến triệu chứng COVID-19 kéo dài

Một nghiên cứu mới cho thấy các triệu chứng COVID-19 kéo dài có thể phát triển ở những người đã tiêm 2 mũi vắc xin nhưng vẫn nhiễm vi rút SARS-CoV-2.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Oxford (Anh) đã xem xét dữ liệu của gần 20.000 bệnh nhân COVID-19 ở Mỹ, một nửa trong số đó đã được tiêm vắc xin.

So với những bệnh nhân chưa tiêm vắc xin, những người đã nhận 2 liều vắc xin, đặc biệt là những người dưới 60 tuổi, có ít nguy cơ tử vong và các biến chứng nghiêm trọng như suy phổi, cần thở máy, nhập viện ICU (chăm sóc đặc biệt), đông máu đe doạ tính mạng, co giật và rối loạn tâm thần.

hoi-chung-covid-keo-dai-16303753481021133128947-crop-16303754892991091641897.jpeg
Nhiễm trùng đột phá là trường hợp một người được tiêm đầy đủ vắc xin ngăn ngừa một bệnh nhưng bị mắc lại chính bệnh đó - Ảnh: Internet

Mặt khác, nhóm nghiên cứu đã báo cáo trên trang medRxiv ngày 27.10 trước khi đánh giá được đồng cấp rằng, "việc tiêm vắc xin trước đây dường như không bảo vệ chống lại một số biến chứng COVID-19 đã được ghi nhận như COVID-19 kéo dài, rối loạn nhịp tim, đau khớp , bệnh tiểu đường loại 2, bệnh gan, rối loạn giấc ngủ và rối loạn tâm trạng và lo âu”. 

Các gen có thể lý giải nguyên nhân mắc COVID-19 nghiêm trọng ở người trẻ, khỏe

Phát hiện mới cho thấy một loại gen giúp vi rút SARS-CoV-2 tự sinh sản, có thể góp phần gây ra bệnh COVID-19 nghiêm trọng, đe dọa tính mạng những người trẻ tuổi và khỏe mạnh.

Các nhà nghiên cứu tại Pháp đã nghiên cứu 72 bệnh nhân COVID-19 dưới 50 tuổi phải nhập viện, trong đó có 47 người bị bệnh nặng và 25 người không nguy kịch, và 22 tình nguyện viên khỏe mạnh. Không ai trong số 72 bệnh nhân có bất kỳ bệnh mãn tính nào làm tăng nguy cơ dẫn đến kết quả kém chẳng hạn bệnh tim hoặc tiểu đường. Phân tích di truyền đã xác định 5 gen “được điều chỉnh” hoặc hoạt động nhiều hơn đáng kể ở những bệnh nhân COVID-19 nặng, trong đó gen thường xuyên nhất là ADAM9.

Như báo cáo trên tạp chí Science Translational Medicine vào ngày 27.10, các nhà nghiên cứu đã thấy cùng một mẫu gen trong nhóm riêng biệt gồm 154 bệnh nhân COVID-19, trong đó có 81 người bị bệnh nặng.

Sau đó, trong các thí nghiệm sử dụng các tế bào phổi của người nhiễm vi rút SARS-CoV-2, họ đã phát hiện ra rằng việc ngăn chặn hoạt động của gen ADAM9 khiến vi rút khó tạo ra các bản sao hơn.

Các nhà khoa học nói rằng cần phải nghiên cứu thêm để xác nhận những phát hiện này và xác định xem liệu có nên phát triển các phương pháp điều trị để ngăn chặn gen ADAM9 hay không.

Thai phụ chưa được bảo vệ hoàn toàn khỏi COVID-19 nếu tiêm một mũi vắc xin

Theo một nghiên cứu mới, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú tiêm mũi đầu tiên vắc xin COVID-19 cần tiêm mũi thứ hai để tăng khả năng bảo vệ khỏi COVID-19 lên mức bình thường.

Các nhà nghiên cứu đã so sánh đáp ứng miễn dịch với vắc xin Moderna và Pfizer ở 84 thai phụ, 31 phụ nữ cho con bú và 16 người không mang thai, không cho con bú ở độ tuổi tương tự nhau.

Sau mũi tiêm đầu tiên, những phụ nữ này đều phát triển kháng thể chống lại vi rút SARS-CoV-2 nhưng mức độ kháng thể thấp hơn ở phụ nữ mang thai và đang cho con bú. Các đặc điểm khác của đáp ứng miễn dịch cũng chậm lại ở phụ nữ mang thai và cho con bú sau mũi vắc xin đầu tiên nhưng “bắt kịp” trở lại bình thường sau liều thứ hai.

Trong báo cáo được xuất bản vào tuần trước, các nhà nghiên cứu giải thích rằng để cơ thể người mẹ có thể nuôi dưỡng thai nhi thì “những thay đổi về miễn dịch đáng kể xảy ra trong suốt thai kỳ”.

Phát hiện mới cho thấy việc mang thai làm thay đổi đáp ứng của hệ thống miễn dịch với vắc xin. Các nhà nghiên cứu cho biết phụ nữ mang thai rất dễ bị các biến chứng do COVID-19 gây ra, nên cần phải được tiêm mũi thứ hai theo đúng lịch trình.

SARS-CoV-2 được phát hiện lây nhiễm sang các tế bào mỡ

Béo phì là yếu tố làm bệnh COVID-19 nghiêm trọng hơn. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một lý do dẫn đến điều này là vi rút SARS-CoV-2 có thể lây nhiễm sang các tế bào mỡ.

Trong các thí nghiệm và việc khám nghiệm tử thi những bệnh nhân chết vì COVID-19, nhà nghiên cứu phát hiện ra vi rút SARS-CoV-2 lây nhiễm sang hai loại tế bào được tìm thấy trong các mô mỡ: Tế bào trưởng thành (được gọi là tế bào tạo mỡ) và tế bào miễn dịch (được gọi là đại thực bào).

Tiến sĩ Catherine Blish của Trường Y Đại học Stanford (Mỹ), người có kết quả nghiên cứu được báo cáo trên trang bioRxiv, cho biết: “Sự xâm nhiễm của các tế bào mỡ dẫn đến phản ứng viêm rõ rệt, phù hợp với loại đáp ứng miễn dịch được thấy trong các trường hợp COVID-19 nghiêm trọng”.

“Những dữ liệu này cho thấy rằng sự nhiễm trùng của mô mỡ và phản ứng viêm liên quan có thể là một trong những lý do tại sao những người béo phì lại bị bệnh nặng khi nhiễm vi rút SARS-CoV-2”, bà Blish nói thêm.

Bài liên quan
Nhà sản xuất vắc xin COVID-19 có mặt đầu tiên ở Việt Nam được vinh danh
AstraZeneca vừa chính thức trở thành 1 trong 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024, trong đó, công ty ở vị trí thứ 5 toàn ngành dược và thứ 35 trong số những nơi làm việc tốt nhất.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
một giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Các gen có thể lý giải nguyên nhân mắc COVID-19 nghiêm trọng ở người trẻ, khỏe