Hàng nghìn loài cá đang phải đối mặt với sự suy giảm "thảm khốc", đe dọa đến sức khỏe, an ninh lương thực và sinh kế của hàng trăm triệu người trên thế giới. Nghiên cứu mới cho thấy 1/3 tổng số cá nước ngọt trên thế giới đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng.

Cá nước ngọt trên thế giới đang suy giảm trầm trọng

Hoàng Phương | 24/02/2021, 11:26

Hàng nghìn loài cá đang phải đối mặt với sự suy giảm "thảm khốc", đe dọa đến sức khỏe, an ninh lương thực và sinh kế của hàng trăm triệu người trên thế giới. Nghiên cứu mới cho thấy 1/3 tổng số cá nước ngọt trên thế giới đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng.

lpi_cartoon___web.jpg

Theo một báo cáo được công bố ngày 23.2 bởi 16 nhóm bảo tồn toàn cầu, có 18.075 loài cá nước ngọt sống trong các đại dương của chúng ta, chiếm hơn một nửa tổng số loài cá trên thế giới và 1/4 tổng số động vật có xương sống trên Trái đất. Sự đa dạng sinh học này là rất quan trọng không chỉ để duy trì sức khỏe của địa cầu, mà còn liên quan đến sự thịnh vượng kinh tế của các cộng đồng trên toàn thế giới.

Các nhà nghiên cứu cho biết trong báo cáo The World's Forgotten Fishes, khoảng 200 triệu người trên khắp châu Á, châu Phi và Nam Mỹ dựa vào các loài cá nước ngọt để làm nguồn cung cấp protein chính. Khoảng 1/3 những người này cũng phụ thuộc vào cá nước ngọt để có sinh kế.

Các nhà nghiên cứu cho biết, bất chấp tầm quan trọng của chúng, các loài cá nước ngọt vẫn bị coi nhẹ, và hiện nay đa dạng sinh học nước ngọt đang suy giảm với tốc độ gấp đôi so với ở đại dương và rừng rậm. 80 loài cá nước ngọt đã bị tuyên bố tuyệt chủng, trong đó có 16 loài trong số đó chỉ tính riêng trong năm 2020.

gettyimages-1169402736.jpg
Hàng ngàn con cá nước ngọt chết được nhìn thấy xung quanh hồ Koroneia, Hy Lạp, vào ngày 19 tháng 9 năm 2019 - Ảnh: CBS New

"Không nơi nào mà cuộc khủng hoảng thiên nhiên trên thế giới nghiêm trọng được như ở các sông, hồ và vùng đất ngập nước của chúng ta, và dấu hiệu rõ ràng nhất về thiệt hại mà chúng ta đang gây ra là sự suy giảm nhanh chóng của các quần thể cá nước ngọt. Chúng là phiên bản thủy sinh của câu nói "chim hoàng yến trong mỏ than", và chúng ta phải nghe lời cảnh báo", Stuart Orr của Quỹ Động vật hoang dã thế giới cho biết, "Bất chấp tầm quan trọng của chúng đối với cộng đồng địa phương và người dân bản địa trên toàn cầu, cá nước ngọt luôn bị lãng quên và không được cân nhắc khi con người đưa ra các quyết định phát triển về đập thủy điện, sử dụng nước hoặc xây dựng trên vùng ngập lũ".

Các loài di cư đã giảm hơn 3/4 trong 50 năm qua, trong khi quần thể của các loài lớn hơn, được gọi là "megafish", đã suy giảm "thảm khốc" tới 94%.

Các hệ sinh thái nước ngọt phải đối mặt với sự kết hợp tàn khốc của các mối đe dọa, bao gồm phá hủy môi trường sống, xây dựng đập thủy điện, khai thác quá mức nước để tưới tiêu, các loại ô nhiễm, đánh bắt quá mức, sự du nhập của các loài xâm lấn và sự biến đổi khí hậu đang diễn ra...

Các tổ chức gồm Quỹ Động vật hoang dã thế giới, Bảo tồn Động vật hoang dã toàn cầu và Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên hiện đã kêu gọi các chính phủ thực hiện "Kế hoạch phục hồi khẩn cấp" để cứu lấy sự đa dạng sinh học nước ngọt. Họ khuyến nghị bảo vệ và phục hồi các con sông, chất lượng nước và các môi trường sống quan trọng, khắc phục những thiệt hại từ việc đánh bắt cá quá mức.

Stuart Orr nói: “Cá nước ngọt có ý nghĩa đối với sức khỏe của con người cùng với hệ sinh thái nước ngọt mà tất cả mọi người và tất cả sự sống trên cạn phụ thuộc vào. Đã đến lúc chúng ta phải nhớ đến điều đó".

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
5 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cá nước ngọt trên thế giới đang suy giảm trầm trọng