Thông tin trên được cho biết tại Hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ năm 2021 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam diễn ra hôm nay (24.12). Như vậy, số tiền người lao động trốn đóng bảo hiểm lên đến hơn 62 tỷ đồng.

Cả nước có hơn 7.000 lao động trốn đóng bảo hiểm

Hồ Quang | 24/12/2020, 14:44

Thông tin trên được cho biết tại Hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ năm 2021 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam diễn ra hôm nay (24.12). Như vậy, số tiền người lao động trốn đóng bảo hiểm lên đến hơn 62 tỷ đồng.

Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tính đến tháng 12.2020, cả nước có khoảng 88 triệu người tham gia bảo hiểm y tế, chiếm 90,85% dân số, vượt 0,15% chỉ tiêu của Chính phủ, tăng 25,6% so với năm 2015. Cả nước có gần 13,3 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp (đạt khoảng 27% lực lượng lao động trong độ tuổi).

ca-nuoc-hon-7.000-lao-dong-tron-dong-bao-hiem-hinh-anh(1).png
Hàng nghìn lao động trên cả nước trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp- Ảnh: Internet

Đặc biệt có gần 1,1 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, tăng 494 nghìn người, gần gấp đôi so với năm 2019, đạt khoảng 2,2% lực lượng lao động trong độ tuổi là nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, tăng gấp gần 5 lần so với năm 2015.

Trong khi đó, qua công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đóng tại 3.054 đơn vị, lực lượng chức năng đã phát hiện 7.017 lao động thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế nhưng trốn đóng với số tiền lên đến hơn 62.113.000.000 đồng.

Ngoài ra, có 19.316 lao động tham gia thiếu mức quy định với số tiền phải truy đóng là 62.259.000.000 đồng; tổng số tiền nợ đóng các đơn vị đã nộp trong và sau thời gian thanh tra là hơn 841.135.000.000 đồng.

Ông Lê Hùng Sơn - Phó Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, với khoảng 88 triệu người tham gia bảo hiểm y tế, chiếm 90,85% dân số, Việt Nam cơ bản đã hoàn thành mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân và về đích trước thời hạn. “So với các quốc gia phát triển trên thế giới, để đạt mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân cần từ 40 đến 80 năm, trong khi Việt Nam là 17 năm”, ông Sơn nói.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng đưa ra 8 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong năm 2021 mà ngành này phải thực hiện, trong đó nhấn mạnh đến việc đẩy mạnh phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, đặc biệt là người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế hộ gia đình. Phấn đấu đến hết năm 2021, số người tham gia bảo hiểm xã hội đạt khoảng 35,2% so với lực lượng lao động trong độ tuổi, vượt 0,2% so với chỉ tiêu; số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp đạt khoảng 28,5% so với lực lượng lao động trong độ tuổi, vượt 0,5% so với chỉ tiêu; số người tham gia bảo hiểm y tế đạt tỷ lệ khoảng 91,56% dân số.

Đồng thời đẩy mạnh công tác thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt là các hành vi trốn đóng, gian lận quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng sẽ tăng cường cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính với phương châm lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động nghiệp vụ; liên thông dữ liệu với các bộ, ngành; hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm; khuyến khích, hỗ trợ người dân sử dụng ứng dụng VssID – bảo hiểm xã hội số.

Bài liên quan
Cần đưa bảo hiểm thất nghiệp 'đến tay' ngành du lịch
Là ngành chịu tổn thương nghiêm trọng nhất từ bệnh dịch, thiên tai, nhưng người lao động ngành du lịch lại không nhận được sự hỗ trợ từ chính sách bảo hiểm thất nghiệp.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cả nước có hơn 7.000 lao động trốn đóng bảo hiểm