Nhiều phụ huynh có con, em học tại Trường tiểu học 2 Sông Đốc bức xúc nguồn thu xã hội hóa nhưng không dựa trên tinh thần tự nguyện mà lại bắt tất cả các học sinh đều phải đóng.

Cà Mau: Vận động, nhưng ấn định mức nộp và học sinh nghèo cũng phải đóng

Việt Tâm | 27/11/2018, 11:03

Nhiều phụ huynh có con, em học tại Trường tiểu học 2 Sông Đốc bức xúc nguồn thu xã hội hóa nhưng không dựa trên tinh thần tự nguyện mà lại bắt tất cả các học sinh đều phải đóng.

Nhiều phụ huynh học sinh có con em học tại Trường tiểu học 2 Sông Đốc (TT.Sông Đốc, H.Trần Văn Thời, Cà Mau) bức xúc phản ánh việc nhà trường thực hiện vận động xã hội giáo dục, nhưng ấn định mức thu dựa theo… “gia đình giàu hay nghèo”.

Theo đơn tố cáo của nhiều phụ huynh có con, em đang học tại Trường tiểu học 2 Sông Đốc, trong mỗi năm học mới, nhà trường đều có một khoản thu từ 300.000 - 800.000 đồng, bắt buộc tất cả các học sinh đều phải đóng. Nếu phụ huynh không đồng ý thì giáo viên nói“được... công an cho phép thu” và cho dù là học sinh nghèo thì cũng phải đóng với mức thấp nhất là 300.000 đồng, các gia đình trung bình - khá thì đóng 800.000 đồng.

Bà Nguyễn Thị Lùn - gia đình thuộc diện nghèo và đồng bào dân tộc, có con học tại Trường tiểu học 2 Sông Đốc -bức xúc: “Đầu năm học tôi ra đóng tiền, trong túi chỉ còn có 200.000 đồng. Vì vậy, tôi xin cô đóng 100.000 đồng, còn lại mua áo mới cho con đi học nhưng cô không chịu, bắt tôi phải đóng đủ. Nhà tôi thuộc diện hộ nghèo xin miễn mà cô không cho”.

Bức xúc, nhiều phụ huynh đã làm đơn tố cáo đến Phòng GD&ĐT H.Trần Văn Thời và các cơ quan chức năng. Sau đó, Phòng GD&ĐT H.Trần Văn Thời đã thông báo kết quả giải quyết tố cáo việcbà Nguyễn Thị Nhung, giáo viên Trường tiểu học 2 Sông Đốc bắt buộc phụ huynh học sinh phải đóng tiền xã hội hóa giáo dục; dùng những lời lẽ chưa đúng quy định với cha mẹ học sinh (thu tiền được sự cho phép của công an)… là có cơ sở.

“Tuy nhiên, việc thực hiện vận động xã hội hóa giáo dục là giáo viên Nguyễn Thị Nhung thực hiện theo sự phân công của lãnh đạo nhà trường, nhưng nhà trường không có phân công vận động những hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình dân tộc, bắt buộc phụ huynh phải đóng góp, mà vận động trên tinh thần của cha mẹ học sinh”, kết luận nội dung tố cáo nêu rõ.

Theo tìm hiểu của PV, năm học 2018-2019, có 481 phụ huynh ủng hộ xã hội hóa giáo dục với kinh phí trên 131 triệu đồng. Số tiền vận động này nhà trường dùng để sửa chữa phòng học, bàn ghế, làm nhà tập thể dục, sửa chữa nhà xe, nhà vệ sinh, thuê mướn tạp vụ dọn nhà vệ sinh… Tổng chi hết 104 triệu đồng.

Nguyệt Danh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
6 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cà Mau: Vận động, nhưng ấn định mức nộp và học sinh nghèo cũng phải đóng