Nằm trong chuỗi sự kiện Tuần Văn hóa - Du lịch mũi Cà Mau 2019 sáng 10.12, UBND tỉnh Cà Mau đã tổ chức buổi tọa đàm Kết nối và Hợp tác phát triển du lịch Cà Mau. Hội nghị có sự tham gia của Tổng Cục du lịch, lãnh đạo các tỉnh vùng ĐBSCL và lãnh đạo của các tỉnh, thành phố của các nước Lào, Thái Lan và Campuchia.

Cà Mau: Đại diện bốn nước cùng bàn chuyện hợp tác du lịch

10/12/2019, 11:01

Nằm trong chuỗi sự kiện Tuần Văn hóa - Du lịch mũi Cà Mau 2019 sáng 10.12, UBND tỉnh Cà Mau đã tổ chức buổi tọa đàm Kết nối và Hợp tác phát triển du lịch Cà Mau. Hội nghị có sự tham gia của Tổng Cục du lịch, lãnh đạo các tỉnh vùng ĐBSCL và lãnh đạo của các tỉnh, thành phố của các nước Lào, Thái Lan và Campuchia.

Ông Trần Hồng Quân, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau phát biểu tại buổi tọa đàm - Ảnh: Trần Quốc

Phát biểu tại buổi tọa đàm, ông Trần Hồng Quân, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau nhấn mạnh: “Du lịch được xem là một trong những ngành kinh tế hàng đầu, phát triển với tốc độ cao, mang lại nhiều lợi ích to lớn về kinh tế - xã hội. Với sự tăng trưởng liên tục trong nhiều thập kỷ qua, du lịch đã khẳng định là một trong những ngành kinh tế dịch vụ phát triển nhanh nhất trên bình diện thế giới, góp phần vào sự phát triển và thịnh vượng của các quốc gia”.

Theo ông Quân, trước xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa với hội nhập quốc tế hiện nay, du lịch địa phương muốn phát triển cần tiếp thu và chia sẻ kinh nghiệm, tăng cường quan hệ hợp tác giữa các cơ quan quản lý nhà nước, cũng như các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch. Thực tế đã cho thấy, hơn bất kỳ lĩnh vực nào khác, du lịch rất cần liên kết để phát triển.

“Tọa đàm Kết nối và Hợp tác phát triển du lịch” được tổ chức nhằm kết nối, trao đổi kinh nghiệm, đề xuất các giải pháp hợp tác phát triển, xây dựng các tour tuyến, liên kết phát triển du lịch giữa Cà Mau với các tỉnh ĐBSCL và với các tỉnh trên tuyến đường hành lang ven biển phía Nam của Thái Lan, Campuchia...”, ông Quân nói.

Quang cảnh buổi tọa đàm - Ảnh: Trần Quốc

Cà Mau có địa thế thuận lợi để phát triển kinh tế du lịch. Đến với Cà Mau còn là đến với những cánh rừng ngập mặn, chứa đựng những tiềm năng to lớn về lâm sản, hải sản và du lịch sinh thái. Rừng tràm U Minh Hạ là nơi chuyển tiếp của 2 hệ sinh thái ngập nước thường xuyên có tính đa dạng sinh học rất cao, còn giữ được nét nguyên sinh của hệ sinh thái. Đây cũng là mô hình phát triển bền vững của địa phương, thể hiện sự kết nối hài hòa giữa phát triển kinh tế, bảo tồn đa dạng sinh học và giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống.

Mũi Cà Mau - điểm cuối đường Hồ Chí Minh; cũng là nơi có biểu tượng Cột cờ Hà Nội, đền thờ Lạc Long Quân, tượng Mẹ… Nơi đây cũng có những công trình mang nhiều ý nghĩa vừa được đầu tư xây dựng. Vườn Quốc gia mũi Cà Mau cũng đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển, khu Ramsar thế giới. Do đó, nơi đây có nhiều điều kiện thu hút khách du lịch.

Cà Mau là 1 trong 4 tỉnh, thành phố kinh tế trọng điểm của vùng ĐBSCL, là 1 trong những ngư trường đánh bắt thủy sản lớn nhất cả nước. Địa phương này có nhiều tiềm năng, lợi thế về phát triển kinh tế biển, nuôi trồng thủy sản và du lịch sinh thái với trên 100.000 héc-ta rừng tràm, rừng đước ngập nước đặc trưng.

Hệ sinh thái rừng với những nét văn hóa độc đáo của các dân tộc anh em tạo nên sự phong phú, đa dạng về bản sắc văn hóa nhân văn của tỉnh. Hiện địa phương này có 2 vườn Quốc gia Mũi Cà Mau với diện tích 42.000 héc-ta và vườn Quốc gia U Minh Hạ với diện tích 8.286 héc-ta đã và đang thực hiện quy hoạch, đầu tư và kêu gọi đầu tư phát triển du lịch sinh thái xứng tầm với những gì thiên nhiên đã ban tặng.

Theo UBND tỉnh Cà Mau, để thu hút đầu tư trong lĩnh vực du lịch, những năm qua, tỉnh Cà Mau đã thực hiện nhiều cơ chế, chính sách nhằm mời gọi, hỗ trợ nhà đầu tư, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh du lịch; hỗ trợ, ưu đãi cho các nhà đầu tư, tăng cường tham gia các hoạt động kết nối, hợp tác với các địa phương trong cả nước. Đặc biệt là các tỉnh ĐBSCL và các địa phương nước ngoài.

Trần Quốc

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
5 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cà Mau: Đại diện bốn nước cùng bàn chuyện hợp tác du lịch