Trong phần trả lời chất vấn về nhóm vấn đề liên quan tới giao thông vận tải (GTVT) trước QH sáng nay, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể khẳng định Bộ triển khai các dự án luôn dựa trên tinh thần vì quyền lợi của dân. Ông liên tiếp nói “mong nhân dân, mong cử tri hết sức thông cảm”.

BOT: Bộ trưởng GTVT 'đang nghiên cứu tên gọi mới', Chủ tịch Quốc hội cứ 'trạm thu phí' mà gọi!

Nam Phong | 04/06/2018, 11:13

Trong phần trả lời chất vấn về nhóm vấn đề liên quan tới giao thông vận tải (GTVT) trước QH sáng nay, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể khẳng định Bộ triển khai các dự án luôn dựa trên tinh thần vì quyền lợi của dân. Ông liên tiếp nói “mong nhân dân, mong cử tri hết sức thông cảm”.

Sáng nay4.6, QH tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể mở màn phiên chất vấn về nhóm vấn đề liên quan tới ngành giao thông. Người đứng đầu Bộ GTVT cũng nói về giải pháp xử lý những vấn đề tồn tại đối với các dự án giao thông, nhất làBOT.

Đổi ngay thu giá về thu phí, không phải nghiên cứu và trình

Trước khi trả lời câu hỏi của các đại biểu, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể có 5 phút báo cáo một số vấn đề. Ông Thể cho haygiao thông vận tải là ngành kinh tế đặc biệt, được người dân quan tâm. Giao thông vận tải phải thực hiện chức năng đi trước mở đường. Thời gian qua, Bộ nhận được rất nhiều câu hỏi của cử tri và ĐBQH.

Ông Thể nói, trong thời gian vừa qua, Bộ luôn nỗ lực thực hiện nghị quyết của Đảng, Nhà nước về kết cấu giao thông vận tải. Nhưng do nguồn ngân sách có hạn, công tác tổ chức, đảm bảo GTVT có nhiều bất cập. GTVT không phát triển đồng đều giữa các vùng miền, vùng núi còn khó khăn.

GTVT luôn là nhu cầu rất lớn của địa phương nhưng nguồn vốn ít dẫn đến chỉ đáp ứng được một phần. Một số lĩnh vực như đường sắt trong một thời gian dài chưa được quan tâm đúng mức. Đường sắt đang kém phát triển nhất trong các loại hình giao thông.

Tình hình tai nạn giao thông diễn biến phức tạp. Ủy ban ATGT quốc gia và Bộ đã vào cuộc quyết liệt. Tai nạn giao thông giảm cả số vụ, số người chết và bị thương nhưng số người chết vì tai nạn giao thông còn cao. Năm 2017 là hơn 8.000 người. Cần có biện pháp đột phá để giảm thiểu tai nạn giao thông.

Theo ông Thể, chủ trương BOT là đúng, vì ngân sách hạn chế, nợ công cao. Dự án BOT góp phần quan trọng phát triển kinh tế nhưng còn nhiều bất cập. Việc khai thác các dự án BOT được dự luận quan tâm vì tồn tại nhiều vấn đề. Bộ GTVT cùng nhiều bộ ngành tiếp thu và rà soát,"Chúng tôi đang rà soát để thay đổi tên gọi trạm BOT cho đúng với bản chất. Chúng tôi sẽ cố gắng sớm nhất báo cáo Chính phủ tên mới, với những yếu kém của ngành. Thay mặt Bộ GTVT, chúng tôi thành thật xin nhận trách nhiệm".

Bộ trưởng Thể nói tới đây, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói“việc đổi tên trạm thu giá thành trạm thu phí tôi thấy không cần phải nghiên cứu và trình. Tôi thấy trở về tên cũ là được, đợi trình Chính phủ lâu lắm!”

Chất vấn chứa đầy bức xúc

Mở màn cho phiên chất vấn, ĐBQH Nguyễn Ngọc Phương (Đoàn Quảng Bình) hỏi: Xin Bộ trưởng nêu rõ tại sao lại có sự chênh lệch số chênh lệnh năm thu phí và kết quả kiểm toán đối với các dự án BOT. Việc thu phí BOT trên đường mở rộng, cải tạo sẽ khắc phục thế nào?

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nói: Chênh lệch giá trị hợp đồng BOT và kết quả kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước là vấn đề cả xã hội quan tâm. Theo luật và nghị định của Chính phủ, giai đoạn vừa qua Bộ đã tổ chức đầu thầu BOT và ký hợp đồng trên cơ sở được duyệt. Trong đó, nhiều phần là dự phòng, trượt giá, khối lượng, tiền dự kiến công tác giải phóng mặt bằng và các vấn đề phát sinh, do đó dự án được duyệt bao gồm các khoản phát sinh mới…. nên có giá trị lớn hơn kết quả kiểm toán.

Căn cứ vào đó, Bộ GTVT ký hợp đồng với nhà đầu tư theo dự án được duyệt nên Bộ đã chủ động kiến nghị KTNN cùng tiến hành kiểm toán trước khi Bộ quyết toán. Thời gian gian qua với 56 trạm BOT, đã kiểm toán 50, còn 6 dự án đang triển khai. Theo hợp đồng, Bộ đã đàm phán với các nhà đầu tư là giá trị sau kiểm toán là giá trị để Bộ điều chỉnh thời gian thu phí và chính sách phí, do đó việc KTNN phát hiện có sự chênh lệch lớn là điều hiển nhiên, những dự án triển khai nhanh ít phát sinh.

Dự án số liệu KTNN và dự án quyết toán của bộ GTVT, thậm chí số liệu của Bộ còn thấp hơn, do đó sự chỉ ra của KTNN là rất đúng nhưng bộ GTVT cũng làm đúng. Mặt bằng phíBOT, Bộ đã rà soát và giảm toàn bộ 56 dự án BOT có dự án giảm 2-3 lần từ 35.000 đồng/lượt xe con thậm chí một số trạm chỉ còn 15.000 đồng. Và căn cứ tính phí giảm phí là vào lưu lượng xe đi qua trạm và thời gian hoàn vốn cho nhà đầu tư.

Đại biểu Trần Văn Tiến (Đoàn Vĩnh Phúc): Nhà dân được cấp phép xây dựng, tuy nhiên cốt đường sau khi sửa cao hơn nền nhà khiến người dân lại phải bỏ tiền sửa chữa. Theo Bộ trưởng, trách nhiệm này thuộc về ai? Bộ trưởng có giải pháp gì chotình trạng này?

Trả lời câu hỏi trên,Bộ trưởng Thể nói: Luật xây dựng quy định cốt nền các công trình dự án tại các độ thị, Bộ GTVT căn cứ quy định đó khống chế cốt nền. Ngoài khu vực đô thị, luật không quy định cốt nền nên sau này một số dự án xảy ra tình trạng nền cao hơn cốt nhà. Bộ GTVT có trách nhiệm về việc này, thời gian qua, chúng tôi nghiên cứu đưa giải pháp hạn chế. Với tư cách Bộ trưởng GTVT, tôi nhận trách nhiệm với Đảng, Nhà nước, nhân dân vì chưa có giải pháp hài hòa nhất. Mong cử tri và nhân dân hết sức thông cảm.

Về góc độ địa phương, chính quyền địa phương cũng nên có trách nhiệm và phối hợp với các bộ, ngành để làm cho tốt. Lâu dài, chúng tôi không làm trên mặt đường cũ mà cào bóc, tái chế mặt đường cũ nên tăng cao độ không đáng kể.

Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu chất vấn: Tái cơ cấu Vinashin, Vinalines đã đi đến đâu và số nợ còn tồn tại đến nay là bao nhiêu nghìn tỉđồng? Liệu Bộ trưởng có giải pháp gì để sang kỳ họp tiếp theo ĐBQH và cử tri cả nước không còn thấy số nợ này tăng lên? Xin Bộ trưởng nói rõ thêm BOT đi theo mở rộng QL1 như QL91, 90, Hà Nội - Bắc Giang, Thái Nguyên rồi những BOT làm 1 nơi thu phí 1 nơi tuân theo quy định nào của Bộ và ai là người chịu trách nhiệm?

Đại biểu Hoàng Quang Hàm chất vấn: Về các dự án BOT, Bộ trưởng nói phương án xử lý dựa trên lợi ích của người dân, tuy nhiên nghe Bộ trưởng trả lời và báo cáo thìkhông như thế. Bức xúc hiện nay nằm ở 17 dự án đặt sai vị trí, 3 dự án dân không đi phải trả tiền, 6 dự án làm trên đường cao tốc và đường tránh thì đặt ở đường tránh và thu cả cao tốc lẫnđường tránh… Trong báo cáo của Bộ trưởng và giải pháp chỉ thấy toát lên dân chịu thì thu không chịu thì dừng, giảm giá… Như vậy đã vì lợi ích của dân chưa, khi mà không đi cũng phải trả tiền?

Đường hỏng do... thời tiết xấu

Đại biểu Lý Tiết Hạnh tranh luận: Tôi cũng hiểu thời tiết gây ảnh hưởng đến chất lượng mặt đường sau khi xây dựng. Nhưng quốc lộ là đường vĩnh cửu, tại sao lại có chuyện quốc lộ 1 qua Bình định khởi công năm 2014, hoàn thành 2015 và hư hỏng mặt đường toàn bộ năm 2016. Hơn nữa, không riêng gì xe tải trọng qua Bình Định, tại sao chỉ mỗi quốc lộ 1 qua đây lại xuống cấp nghiêm trọng như vậy? Bộ trưởng nói rằng cần chờ kinh phí để sửa chữa, vậy, người dân Bình Định phải chờ đến bao giờ?

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể trả lời trước QH:Quốc lộ 1qua Bình Định là tuyến đường quan trọng trục Bắc - Nam. Vừa qua, một số đoạn đường qua tỉnh này rất xấu, gây khó khăn cho các phương tiện lưu thông. Sau khi hoàn thành, đoạn đường quốc lộ 1 qua Bình Địnhtrải qua thời tiết vô cùng phức tạp, mùa hè nắng nóng, mùa lũ thì nước ngập qua đường.

Bên cạnh đó, với nhiều phương tiện lưu thông, xe quá khổ, quá tải dẫn đến mặt đường ảnh hưởng nghiêm trọng. Vừa qua, Bộ GTVT đã chỉ đạo các đơn vị duy tu, sửa chữa. Nhưng kinh phí duy tu, sửa chữa rất hạn chế, chỉ đáp ứng được 30%. Việc sửa chữa kinh phí eo hẹp nên mặt đường chưa đạt yêu cầu.

Thời gian tới, chúng tôi sẽ cố gắng trong nguồn vốn duy tu hoặc nguồn vốn trung ương bổ sung để sửa chữa triệt để. Mong các ĐBQH, cử tri và nhân dânthông cảm. Khi Nhà nước bố trí vốn, chúng tôi sẽ sửa triệt để. Về trách nhiệm của Bộ việc đường xuống cấp, tôi xin báo cáo rằng trong quá trình triển khai, nhiều cơ quan chức năng đã thanh tra tuyến đường này. Tôi cho rằng việc thực hiện xây dựng, cải tạo đường, Bộ đã thực hiện đúng kỹ thuật, yêu cầu nhưng do thời tiết nên dẫn đến đường xuống cấp.

Với tư cáchBộ trưởng, tôi nhận trách nhiệm vì không thực hiện được nguồn vốn để sửa chữa kịp thời. Về câu hỏi các quốc lộ 1, 19 qua Bình Định có 3 trạm BOT, trong quá trình thực hiện, Bộ đều bám sát Thông tư 159 của Bộ Tài chính. Theo quy định, với dự án trên cùng một tuyến quốc lộ, khoảng cách bình thường là 70km do Bộ quyết định. Dưới 70km, dự án phải có sự đồng ý của địa phương và Bộ Tài chính.

Ở 3 dự án này, chúng tôi thực hiện đúng theo quy định có sự đồng ý của Bộ Tài chính và địa phương. Nhưng cũng phải công nhận hiện nay nhiều địa phương trạm thu phí dày đặc. Người dân đi qua phải nộp tiền, hàng hóa tăng chi phí. Chúng tôi mong người dân Bình Định thông cảm. Chúng tôi sẽ ưu tiên giảm giá các dự án đó.

Nam Phong
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
2 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
BOT: Bộ trưởng GTVT 'đang nghiên cứu tên gọi mới', Chủ tịch Quốc hội cứ 'trạm thu phí' mà gọi!