Phòng điều trị đông đúc, nóng nực, nhiều bệnh nhi và người nhà đang điều trị tại các bệnh viện nhi trên địa bàn TP.HCM không thể nào chịu được, phải đưa con trải chiếu ra ngoài hành lang để nằm điều trị, nhằm tránh cái nắng như lửa thiêu, lửa đốt, và cũng để tránh lây nhiễm bệnh nặng thêm khi phải nằm trong căn phòng điều trị chật chội.
Trong nhiều ngày qua, tại các bệnh viện nhi đồng trên địa bàn TP.HCM, luôn trong tình trạng quá tải, vì số lượng bệnh nhân đến nhập viện rất đông.
Tại các khoa: nhiễm thần kinh, hô hấp, tiêu hóa…của Bệnh viện Nhi đồng 1, mỗi giường bệnh luôn có từ 2 đến 3 bệnh nhi trở lên. Không còn chỗ để nằm, trong điều kiện quá nắng nóng, lại chất chội, nhiều bậc phụ huynh đã đưa trẻ bị bệnh ra nằm dọc hàng lang.
Tại khoa hô hấp của bệhh viện Nhi đồng 1, chỉ có gần 100 giường bệnh, nhưng trong ngày 1.4.2014, số bệnh nhân điều trị tại đây lên đến gần 200 bệnh nhân, đó là chưa kể người nhà cũng phải nằm trực tiếp để canh giữ và chăm sóc bé.
Người nhà bệnh nhi và bệnh nhi bên trong khoa hố hấp, Bệnh viện Nhi đồng 1, chật cứng như nem |
“Vào trong phòng trời nắng nóng, lại quá đông đúc, mỗi giường có từ 2 đến 3 trẻ, thậm chí có giường đến 4 trẻ, quạt máy cũng ngột ngạt lắm. Nằm như thế càng thêm bị bệnh nặng. Lúc mới đến, cháu cũng đâu bệnh nặng đến thế, giờ lại bị viêm phổi nặng”, chị Lan bộc bạch.
Điều này là do trong những ngày nắng nóng vừa qua, các bậc phụ huynh không cẩn thận trong việc sử dụng quạt máy, và các thiết bị lạnh không hợp lý.
Nhất là những trẻ đi ra ngoài đang đổ mồ hôi mà về nhà sử dụng ngay những thiết bị lạnh dễ bị các bệnh về đường hô hấp. .
Quá nắng nóng và chật chội, người nhà bệnh nhi muốn đưa con mình ra hàng lang điều trị. |
Có một thuận lợi là khoa tiêu hóa nằm dưới trệt, nên ngoài việc tận dụng hàng lang của khoa, các gia bệnh nhi còn tận dụng luôn cả hành lang chung của bệnh viện để nằm điều trị.
Giữa cái trưa nóng như đổ lửa, chị Hòa (quê huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) đưa con trai 5 tuổi lên điều trị bệnh tiêu chảy liên tục dùng quạt để quạt cho con, thỉnh thoảng có cơn gió thổi qua chị Hòa thở phào: mát quá.
Cho Hòa cho biết, ở quê mùa này nắng nóng lắm, bác sĩ khuyên phải cho trẻ uống nước thật nhiều nước để không bị mất nước, khô niêm mạt dễ bị bệnh hô hấp. Tuy nhiên, nắng nóng , cháu khát nước nhiều, uống liên tục, mỗi khi ra đường, gặp đâu có nước là uống. Chắc có lẽ vậy, gặp phải nước không vệ sinh, nhất là những loại nước ướp lạnh, nước có đá nên khiến cháu bị tiêu chảy.
“Cháu bị tiêu chảy mấy ngày trước, đã đưa đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang, nhưng điều trị không hết, mới chuyển xuống bệnh viện Nhi đồng 1 này được 2 ngày, thấy tình hình sức khỏe cháu cũng ổn", chị Hòa cho biết.
Bác sĩ Hoàng Lê Phúc, trưởng khoa tiêu hóa, Bệnh viện Nhi đồng 1, cho biết những bệnh nhi được điều trị tại đây, đều là bệnh nặng, các trường hợp bị tiêu chảy nhẹ đều cho điều trị ngoại trú. Những trường hợp bị tiêu chảy nặng với các triệu chứng như: mắt hõm sâu, miệng khô, khát nước, không ăn và uống nước, nôn mữa nhiều lần… mới cho nhập viện.
“Biết là mùa năng nguy cơ dịch tiêu chảy bùng phát, bệnh viện đã hạn chế tối đa, chỉ những bệnh nhân tiêu chảy nặng có những triệu chứng trên mới cho nhập viện, nhưng tình trạng quá tải cũng xảy rai”, bác sĩ Phúc phân trần.
Hồ Quang
Ảnh bìa: Nhiều bệnh nhi thích ra nằm điều trị bên ngoài hàng lang để tránh cái nắng nóng và quá tải trong phòng điều trị .