Ngày 28.9, Bộ Y tế đã có công văn đề nghị xử lý nghiêm khắc các hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm trong mua sắm trang thiết bị, thuốc, hoá chất, sinh phẩm phòng, chống dịch COVID-19.

Bộ Y tế: Xử lý nghiêm lợi ích nhóm, tham nhũng trong mua sắm trang thiết bị chống dịch

Hồ Quang | 28/09/2021, 18:12

Ngày 28.9, Bộ Y tế đã có công văn đề nghị xử lý nghiêm khắc các hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm trong mua sắm trang thiết bị, thuốc, hoá chất, sinh phẩm phòng, chống dịch COVID-19.

Trong Công văn số 8151/BYT-TTrB, Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Y tế khẩn trương, nghiêm túc triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo đúng các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, nhất là Nghị quyết số 79/NQ-CP về mua sắm thuốc, hóa chất, vật tư, trang thiết bị, phương tiện phục vụ phòng chống dịch COVID-19 và Nghị quyết số 86/NQ-CP về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

bo-y-te-xu-ly-nghiem-tham-nhung-loi-ich-nhom-trong-mua-sam-trang-thiet-bi-chong-dich-hinh-anh(1).png
Kit test nhanh COVID-19 - Ảnh: PV

Theo đó, Sở Y tế, các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Y tế chủ động hoặc tham mưu cấp có thẩm quyền lập kế hoạch và triển khai mua sắm thuốc, hóa chất, sinh phẩm, kit xét nghiệm, trang thiết bị, phương tiện… đảm bảo đáp ứng kịp thời yêu cầu của công tác phòng, chống dịch, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc, hóa chất, sinh phẩm, kit xét nghiệm, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác phòng, chống dịch theo quy định. Thực hiện sử dụng thuốc, hóa chất, sinh phẩm, kit xét nghiệm, trang thiết bị, phương tiện,… phục vụ phòng chống dịch COVID-19 đảm bảo khoa học, đúng mục đích, an toàn, hiệu quả, tiết kiệm, tránh lãng phí, thất thoát.

Bộ Y tế đề nghị các địa phương, đơn vị ngăn chặn, phát hiện, chấn chỉnh, xử lý nghiêm khắc các hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm trong mua sắm trang thiết bị, thuốc, hoá chất, sinh phẩm,… hoặc lợi dụng các hoạt động phòng, chống dịch để trục lợi. Tăng cường kiểm tra, giám sát các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng lậu, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, đặc biệt là thuốc giả, thuốc kém chất lượng, lợi dụng tình hình dịch bệnh nâng giá thuốc thu lợi bất chính.

Đồng thời, tăng cường kiểm tra, kiểm soát về giá dịch vụ chẩn đoán COVID-19, các dịch vụ khác được pháp luật cho phép; vắc xin được tiêm chủng miễn phí cho mọi người dân, không được thu bất cứ khoản phí nào trong tiêm chủng. Tăng cường kiểm tra, giám sát để phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; phát huy vai trò của tổ chức Đảng trong đấu tranh phòng chống mọi biểu hiện suy thoái chính trị, tư tưởng; tăng cường công khai minh bạch trong mua sắm, đấu thầu.

Bộ Y tế lưu ý các Sở Y tế, các đơn vị, trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc các địa phương, đơn vị cần xem xét, giải quyết kịp thời, tránh để vụ việc tồn đọng, chậm hoặc không được giải quyết. Trường hợp phát sinh vụ việc vượt quá thẩm quyền phải báo cáo ngay cấp trên trực tiếp, hoặc chuyển ngay đến các cơ quan chức năng để xem xét, giải quyết, xử lý theo đúng quy định.

Bài liên quan
Bộ Y tế lên tiếng về phương pháp định giá khám, chữa bệnh theo Thông tư 21
Theo Thông tư 21, các cơ sở khám, chữa bệnh xây dựng hồ sơ phương án giá theo phương pháp chi phí giữ nguyên cơ cấu giá và định mức đã ban hành, chỉ điều chỉnh yếu tố mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
một giờ trước Nhịp đập khoa học
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ Y tế: Xử lý nghiêm lợi ích nhóm, tham nhũng trong mua sắm trang thiết bị chống dịch