Thông tư 15/ TT-BYT bắt đầu có hiệu lực từ ngày 15.7.2018 tới là thời điểm mà các sở y tế phải cùng lúc thực hiện cả 2 thông tư khác nhau về giá dịch vụ y tế. Trong đó, Thông tư 15 áp dụng giá dịch vụ y tế cho các trường hợp có bảo hiểm y tế; còn Thông tư 02 áp dụng giá dịch vụ y tế cho các trường hợp không có bảo hiểm y tế.

Bộ Y tế sẽ kiểm tra các cơ sở y tế ‘lạm phát’ chỉ định

Hồ Quang | 04/07/2018, 22:15

Thông tư 15/ TT-BYT bắt đầu có hiệu lực từ ngày 15.7.2018 tới là thời điểm mà các sở y tế phải cùng lúc thực hiện cả 2 thông tư khác nhau về giá dịch vụ y tế. Trong đó, Thông tư 15 áp dụng giá dịch vụ y tế cho các trường hợp có bảo hiểm y tế; còn Thông tư 02 áp dụng giá dịch vụ y tế cho các trường hợp không có bảo hiểm y tế.

Chia sẻ tại Hội nghị triển khai Thông tư 15/TT-BYT về quy định thống nhất giá dịch vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc và hướng dẫn áp dụng giá thanh toán chi phí khám chữa bệnhtrong một số trường hợp diễn ra hôm 4.7 tại TP.HCM, ông Nguyễn Nam Liên - Vụ trưởng Vụ kế hoạch Tài chính (Bộ Y tế) cho biết sau khi Thông tư 15 có hiệu lực vẫn chưa sự đồng nhất giữa giá dịch vụ y tế có bảo hiểm y tế và không có bảo hiểm y tế.

Đối với những trường hợp có bảo hiểm y tế sẽ thực hiện theo Thông tư 15, còn những trường hợp không có bảo hiểm y tế sẽ thực hiện theo Thông tư 02 cũ.

“Bộ Y tế sẽ tiếp tục điều chỉnh Thông tư 02 theo lộ trình. Sắp tới đây chúng ta sẽ còn 2 lần điều chỉnh về giá dịch vụ, đó là tính tiền lương vào trong giá vàchi phí dịch vụ vào trong giá. Khi đóBộ Y tế sẽ cố gắng thống nhất hai Thông tư 02 và 15”, ông Liên nói.

Theo ông Liên, Thông tư 15 ban hành lần này sẽ thay thế cho Thông tư 37 đang được áp dụng và sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 15.7.2018 tới đây. Thông tư này ban hành chi tiết giá 1.951 dịch vụ, trong đó có 7 giá khám bệnh, hội chẩn; 41 giá ngày giường bệnh và 1.903 giá các dịch vụ kỹ thuật.

Trong số 1.951 dịch vụ này, Bộ Y tế điều chỉnh 88 dịch vụ; bổ sung, điều chỉnh chỉnh giá của 12 dịch vụ bằng việc đưa tiền thuốc, vật tư ra ngoài. Như vậy còn 1.861 dịch vụ vẫn giữ theo giá của Thông tư 37 cũ.

“Các cơ sở y tế khi triển khai cần nắm kỹ số liệu về giá dịch vụ để áp dụnggiá bảo hiểm y tế của 88 dịch vụ có sự thay đổi và 160 dịch vụ bổ sung và tương đương để thực hiện”, ông Liên lưu ý các bệnh viện và cho biết để thực hiện tốt Thông tư 15 này Bộ Y tế sẽ có kiểm tra, giám sát các cơ sở y tế có dấu hiệu “lạm phát” chỉ định.

“Bảo hiểm xã hội Việt Nam định kỳ hoặc đột xuất cung cấp cho Bộ Y tế các địa phương, các cơ sở y tế có các dấu hiệu chỉ định điều trị nội trú, chỉ định sử dụng dịch vụ quá mức cần thiết để kiểm tra, giám sát, chẩn chỉnh và xử lý các vi phạm nếu có”, ông Liên cho biết.

Ông Liên cũng lưu ý các cơ sở y tế phải tăng cường điều trị ngoại trú, điều trị ban ngày, chỉ định người bệnh điều trị nội trú theo đúng quy định, tăng cường công tác chăm sóc, giảm số ngày điều trị nội trú.

Thực hiện chỉ định các dịch vụ kỹ thuật theo đúng quy định về chuyên môn y tế. Danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với dịch vụ kỹ thuật y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại Thông tư 35/ 2015/TT-BYT.

Đối với các cơ sở y tế thường xuyên quá tải phải báo cáo UBND cấp tỉnh giatăng giường bệnh; thực hiện việc chuyển người sang các cơ sở y tế khác.

“Khi bệnh nhân cần điều trị vượt quá khả năng chuyên môn phải chuyển lên tuyến trên; còn ở tuyến trên khi điều trịbệnh nhân đỡ phải chuyển xuống tuyến dưới theo dõi, điều trị hoặc chuyển các cơ sở y tế khác chưa sử dụng hết công suất giường bệnh. Chỉ các trường hợp thực sự quá tải mới được kê thêm giường để không nằm ghép”, ông Liên đề nghị.

Hồ Quang
Bài liên quan
Bộ Y tế lên tiếng về phương pháp định giá khám, chữa bệnh theo Thông tư 21
Theo Thông tư 21, các cơ sở khám, chữa bệnh xây dựng hồ sơ phương án giá theo phương pháp chi phí giữ nguyên cơ cấu giá và định mức đã ban hành, chỉ điều chỉnh yếu tố mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
một giờ trước Nhịp đập khoa học
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ Y tế sẽ kiểm tra các cơ sở y tế ‘lạm phát’ chỉ định