Liên quan đến việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế (có hiệu lực vào ngày 15.7.2018 tới) chiều 24.6, Bộ Y tế cho biết việc điều chỉnh này là để giảm chi phí, góp phần tăng khả năng cân đối quỹ bảo hiểm y tế đến năm 2020 trong điều kiện chưa điều chỉnh mức đóng bảo hiểm y tế.

Bộ Y tế lên tiếng về việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế

Hồ Quang | 25/06/2018, 10:10

Liên quan đến việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế (có hiệu lực vào ngày 15.7.2018 tới) chiều 24.6, Bộ Y tế cho biết việc điều chỉnh này là để giảm chi phí, góp phần tăng khả năng cân đối quỹ bảo hiểm y tế đến năm 2020 trong điều kiện chưa điều chỉnh mức đóng bảo hiểm y tế.

Ngày 30.5.2018, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 15/2018/TT-BYT quy định thống nhất giá dịch vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám, chữa bệnh trong một số trường hợp. Đây là Thông tư thay thế cho Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC ngày 29.10.2015 đang được áp dụng tại các bệnh viện từ ngày 1.7.2016 đến nay.

Nếu so với Thông tư 37 thì Thông tư 15 này đã điều chỉnh, bổ sung đến 88 dịch vụ kỹ thuật gồm: Điều chỉnh giảm 70 dịch vụ, gồm: 6 giá khám bệnh (của 5 hạng bệnh viện và TYT xã), bình quân giảm 17%; 34 giá ngày giường bệnh (của 5 hạng bệnh viện và các loại giường), bình quân giảm 6%; 30 dịch vụ kỹ thuật và xét nghiệm, bình quân giảm 24%.

Điều chỉnh tăng 9 dịch vụ, gồm: 7 giá ngày giường chủ yếu là giường hồi sức tích cực và giường hồi sức cấp cứu, bình quân điều chỉnh tăng 5%; 2 dịch vụ xét nghiệm. Bổ sung giá của 9 dịch vụ kỹ thuật: người bệnh sử dụng các dịch vụ này sẽ được bảo hiểm xã hội thanh toán.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng điều chỉnh 12 dịch vụ theo phương án không kết cấu chi phí thuốc, vật tư tiêu hao đặc thù trong giá dịch vụ. Bổ sung và điều chỉnh một số thuốc, vật tư chưa kết cấu trong giá của 160 dịch vụ kỹ thuật làm cơ sở để bảo hiểm xã hội thanh toán cho người có thẻ bảo hiểm y tế theo thực tế sử dụng.

Sau khi Thông tư số 15 được ban hành, rất nhiều ý kiến cho rằng, việc ra đời thông tư này đang làm lợi cho bảo hiểm y tế, vì bảo hiểm y tế chỉ phải chi trả thấp; chất lượng khám chữa bệnh có nguy cơ đi xuống do nguồn thu của các bệnh viện giảm.

Bởi trong khung giá của Thông tư 15 này giá dịch vụ khám bệnh, xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh đồng loạt giảm ở tất cả các hạng bệnh viện. Điều này sẽ giúp bảo hiểm y tế chi trả thấp, tránh bội chi. Trong khi đó, người khám bệnh có nguy cơ phải khám chữa bệnh trong điều kiện chất lượng đi xuống, vì bị bảo hiểm y tế giảm chi trả.

Lý giải cho việc phải điều chỉnh giá dịch vụ y tế lần này, Bộ Y tế cho biết là đểgiảm chi phí góp phần tăng khả năng cân đối quỹ bảo hiểm y tế đến năm 2020 trong điều kiện chưa điều chỉnh mức đóng bảo hiểm y tế.

Theo Bộ Y tế, các dịch vụ điều chỉnh theo hướng giảm phần lớn là các dịch vụ về giường bệnh, chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm nên sẽ giảm việc chỉ định dịch vụ quá mức cần thiết tại các cơ sở y tế.

Dù thừa nhận việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế lần này sẽ giảm nguồn thu các cơ sở khám chữa bệnh nhưng Bộ Y tế cho biết sẽ chỉ đạo các bệnh viện tăng cường tiết kiệm chi phí để nâng cao chất lượng dịch vụ, đồng thời đối với các chi phí để bảo đảm hoạt động thường xuyên của đơn vị, nếu nguồn thu không bảo đảm thì đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảm theo phân cấp quản lý ngân sách hiện hành.

Bộ Y tế cũng thừa nhận việc điều chỉnh giá lần này có hạn chế là phương án giá vẫn chỉ kết cấu chi phí trực tiếp, phụ cấp đặc thù và tiền lương, chưa kết cấu chi phí quản lý theo lộ trình giá dịch vụ công quy định tại Nghị định 16/NĐ-CP. Trong đó tiền lương vẫn tính ở mức lương cơ sở 1.150.000 đồng, chưa tính lương theo mức lương cơ sở 1.390.000 đồng (theo quy định tại Nghị định 72/2018/NĐ-CP của Chính phủ điều chỉnh mức tiền lương cơ sở từ 1.7.2018 là 1.390.000 đồng).

Hồ Quang
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
33 phút trước Nhịp đập khoa học
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ Y tế lên tiếng về việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế