Chiều 26.9, Bộ Y tế cho biết đã phân bổ khoảng hơn 51 triệu liều vắc xin COVID-19 phục vụ công tác tiêm chủng của người dân.

Bộ Y tế đã phân bổ hơn 51 triệu liều vắc xin COVID-19 tới các tỉnh thành

Dạ Thảo - Ảnh: Thành Chung | 26/09/2021, 18:15

Chiều 26.9, Bộ Y tế cho biết đã phân bổ khoảng hơn 51 triệu liều vắc xin COVID-19 phục vụ công tác tiêm chủng của người dân.

Về công tác tiêm chủng vắc xin COVID-19, Bộ Y tế cho biết tính đến hết ngày 24.9.2021, cả nước đã tiêm được 37,6 triệu liều vắc xin, tỷ lệ sử dụng đạt 72% so với tổng số vắc xin phân bổ, trong đó khoảng 22,3 triệu người đã tiêm 1 liều vắc xin và 7,3 triệu người tiêm đủ 2 liều vắc xin (tỷ lệ tiêm ít nhất 1 liều vắc xin là 41,1% dân số từ 18 tuổi trở lên). Còn khoảng 14 triệu liều đang tiếp tục tiêm, trong đó có khoảng 10,5 triệu liều mới được phân bổ từ ngày 16.9.2021.

Ngày 25.9, Việt Nam tiếp nhận thêm khoảng hơn 1,5 triệu liều vắc xin COVID-19, gồm khoảng 400.000 liều vắc xin AstraZeneca do Chính phủ Nhật Bản viện trợ, 1,05 triệu liều vắc xin Abdala của Cuba về Việt Nam - cùng chuyên cơ của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc.

tiem-vac-xin-ha-noi-5.jpg
Bộ Y tế thông tin về vắc xin và việc triển khai tiêm chủng phòng COVID-19 trong giai đoạn hiện nay

Còn tại Hà Nội, tính đến hết ngày 25.9 đã tiêm được 6.710.456 mũi vắc xin COVID-19, trong đó có 5.761.551 mũi 1 (đạt 95,71% dân số trên 18 tuổi) và 948.905 mũi 2 (đạt 15,76% dân số trên 18 tuổi). Đến nay, Bộ Y tế đã tiếp nhận khoảng 53 triệu liều vắc xin, đã phân bổ 47 đợt trong đó, ngày 19.9 là đợt phân bổ nhiều nhất với 8 triệu liều vắc xin trong 1 đợt. Đến ngày 23.9, khoảng 50,2 triệu liều vắc xin được phân bổ và đến ngày 26.9 đã phân bổ hơn 51 triệu liều, đáp ứng vắc xin tới nhiều địa phương.

Về tình trạng tiêm trộn vắc xin, Bộ Y tế cho biết trong tình hình thiếu hụt vắc xin COVID-19 toàn cầu, số lượng vắc xin được sản xuất không đủ đáp ứng nhu cầu của các quốc gia. Đôi khi, lựa chọn tiêm phối hợp vắc xin phải được thực hiện do nguồn cung cấp hạn chế, sự chậm trễ trong sản xuất.

Việc tiêm phối hợp vắc xin đã được kiểm nghiệm và phê duyệt có thể giúp giảm bớt áp lực chuỗi cung ứng, tăng cường phản ứng của hệ thống miễn dịch, cung cấp khả năng miễn dịch rộng hơn, giảm sự xuất hiện của các biến thể mới, đồng thời tạo ra sự bảo vệ mạnh mẽ hơn và lâu dài hơn. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào sự kết hợp cụ thể của từng loại vắc xin và các loại vắc xin đều phải được phê duyệt. Việc phối hợp vắc xin từ các nhà sản xuất khác nhau cho các bệnh cụ thể đã được thực hiện trước đây đối với bệnh cúm, viêm gan A, một số bệnh khác và đang được thực hiện đối với bệnh COVID-19 ở một số quốc gia.

Bộ Y tế Việt Nam khuyến cáo, những người đã tiêm mũi 1 vắc xin nào thì tốt nhất tiêm mũi 2 bằng vắc xin đó. Tuy nhiên, Bộ Y tế đã cho phép tiêm phối hợp vắc xin đối với 1 số loại. Trong trường hợp nguồn vắc xin hạn chế, có thể phối hợp bằng cách tiêm mũi 2 vắc xin do Pfizer sản xuất cho người đã tiêm mũi 1 bằng vắc xin do AstraZeneca sản xuất, khoảng cách giữa hai mũi tiêm là 8 - 12 tuần.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
10 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ Y tế đã phân bổ hơn 51 triệu liều vắc xin COVID-19 tới các tỉnh thành