Bộ TT-TT vừa ban hành Bộ chỉ tiêu về chất lượng dịch vụ viễn thông trên mạng thông tin di động mặt đất 5G triển khai tại Việt Nam để hướng dẫn cơ quan, tổ chức xây dựng tiêu chuẩn cơ sở, thiết lập mạng và đánh giá chất lượng dịch vụ trên mạng 5G.

Bộ TT-TT ban hành bộ chỉ tiêu về chất lượng dịch vụ mạng 5G

Thu Anh | 12/09/2020, 12:34

Bộ TT-TT vừa ban hành Bộ chỉ tiêu về chất lượng dịch vụ viễn thông trên mạng thông tin di động mặt đất 5G triển khai tại Việt Nam để hướng dẫn cơ quan, tổ chức xây dựng tiêu chuẩn cơ sở, thiết lập mạng và đánh giá chất lượng dịch vụ trên mạng 5G.

Theo Bộ TT-TT, Bộ chỉ tiêu về chất lượng dịch vụ mạng 5G gồm các yêu cầu về tốc độ tải dữ liệu trung bình, thời gian trễ truy nhập trung bình… Cụ thể, đối với tốc độ tải dữ liệu trung bình, trong đó tốc độ tải xuống của từng mẫu đo là tỷ số giữa tổng dung lượng tệp dữ liệu tải xuống trên tổng thời gian tải xuống của mẫu đo đó. Tốc độ tải lên của từng mẫu đo là tỷ số giữa tổng dung lượng tệp dữ liệu tải lên trên tổng thời gian tải lên của mẫu đo đó.

Vì vậy, Bộ chỉ tiêu về chất lượng dịch vụ mạng 5G chỉ ra yêu cầu tốc độ tải dữ liệu trung bình hướng xuống: ≥ 100 Mbit/s; tốc độ tải dữ liệu trung bình hướng lên: ≥ 50 Mbit/s; 95% số mẫu tải hướng xuống: ≥ 30 Mbit/s.

Bộ chỉ tiêu về chất lượng dịch vụ mạng 5G sử dụng phương pháp đo mô phỏng, tải tệp dữ liệu từ/tới máy chủ dành riêng, tổng số mẫu thực hiện đo kiểm 1.500 mẫu. Khoảng thời gian thực hiện đo kiểm hai mẫu liên tiếp từ cùng một UE tối thiểu là 30 giây.

Đối với thời gian trễ truy nhập trung bình, theo Bộ chỉ tiêu, đây là khoảng thời gian (ms) từ lúc gửi gói tin tới khi đích xác nhận đã nhận được gói tin; yêu cầu này áp dụng đối với kịch bản sử dụng eMBB và URLLC. Theo đó, thời gian trễ truy nhập trung bình nhỏ hơn hoặc bằng50 ms. Bộ chỉ tiêu đã sử dụng phương pháp đo mô phỏng, tổng số mẫu thực hiện đo kiểm 1.500 mẫu. Khoảng thời gian thực hiện đo kiểm hai mẫu liên tiếp từ cùng một UE tối thiểu là 30 giây.

Thu Anh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
22 phút trước Nhịp đập khoa học
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ TT-TT ban hành bộ chỉ tiêu về chất lượng dịch vụ mạng 5G