“Chúng tôi cũng đặt vấn đề có hay không sự bảo kê cho các đối tượng hoạt động tín dụng đen trong lực lượng chức năng này”. Theo Bộ trưởng, qua điều tra hiện nay “chưa phát hiện trường hợp nào bao che, bảo kê cho tín dụng đen của các lực lượng, kể cả trong lực lượng công an”.

Bộ trưởng Tô Lâm: Chúng tôi cũng đặt vấn đề có hay không bảo kê cho tín dụng đen

Bùi Trí Lâm | 15/08/2019, 21:07

“Chúng tôi cũng đặt vấn đề có hay không sự bảo kê cho các đối tượng hoạt động tín dụng đen trong lực lượng chức năng này”. Theo Bộ trưởng, qua điều tra hiện nay “chưa phát hiện trường hợp nào bao che, bảo kê cho tín dụng đen của các lực lượng, kể cả trong lực lượng công an”.

Triệt phá 1.400 đường dây tín dụng đen

Trả lời chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 15.8, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, về vấn đề đấu tranh triệt phá các tổ chức cho vay nặng lãi, tín dụng đen, trong 6 tháng đầu năm 2019, trên toàn quốc, lực lượng công an đã khởi tố hơn 436 vụ và 766 bị can liên quan đến tín dụng đen, bảo kê, đòi nợ thuê.

Trong đó, khởi tố 214 vụ, hơn 900 bị can liên quan đến tín dụng đen về tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự, áp dụng nhiều biện pháp nghiệp vụ, làm tan rã nhiều băng nhóm tội phạm tín dụng đen trên toàn quốc, thống kê làm tan rã 1.400 các đường dây, tổ chức cho vay nặng lãi.

Do trấn áp mạnh, tội phạm liên quan đến tín dụng đen đã được kiềm chế, giảm tính phức tạp so với trước đây, nhiều chỗ tạm dừng hoạt động và hoạt động một cách có cầm chừng và nhân dân đã cảnh giác với hoạt động này.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Tô Lâm, tình hình tín dụng đen, bảo kê, đòi nợ thuê vẫn còn diễn biến phức tạp, có nơi có lúc gây lo lắng cho nhân dân; lưu ý hoạt động cho vay qua Internet, tín dụng đen biến chướng qua không gian mạng, rất khó kiểm soát; tiền ảo và tiền thật thông qua Internet để giao dịch tiền tệ.

Nguyên nhân được Bộ trưởng chỉ ra là nhu cầu cho vay và sử dụng tín dụng đen trong nhân dân vẫn còn, xử lý tội phạm liên quan đến tín dụng đen còn nhiều khó khăn, do tội phạm sử dụng nhiều phương thức “lách luật”; xác định phạm vi dân sự, hình sự còn khó khăn cho cơ quan thực thi pháp luật. Riêng xử lý theo Điều 201 của Bộ luật Hình sự, hiện nay, cơ quan điều tra Bộ Công an thống kê còn có 21 vấn đề khó khăn, vướng mắc cần được tháo gỡ.

“Chúng tôi cũng đang phối hợp với các cơ quan để tháo gỡ”, Bộ trưởng cho biết.

Thời gian tới, Bộ trưởng Tô Lâm cho biết sẽ tiếp tục trấn áp tội phạm tín dụng đen theo kế hoạch đề ra, không để chủ quan, chùng xuống khi kết quả hiện nay đang trên đà thực thi tốt. Lực lượng công an tiếp tục sử dụng biện pháp nghiệp vụ, kiểm soát, lên danh sách, đấu tranh triệt phá băng nhóm tín dụng đen, bảo kê, đòi nợ thuê ngay từ khi mới hình thành, không để hình thành các tổ chức, nhất là các tổ chức tội phạm.

Điều tra, xử lý nghiêm các tội phạm liên quan đến tín dụng đen, mang tính răn đe cao vừa qua lực lượng công an trên toàn quốc và nhiều địa phương triển khai rất tích cực, công tác tuyên truyền vận động đã làm cho nhân dân hiểu rõ nguy hiểm của tội phạm này.

Về mặt pháp luật, Bộ trưởng cho biết, sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan để tháo gỡ vướng mắc pháp luật, không để tội phạm lợi dụng khe hở của pháp luật, làm cơ sở xử lý phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm tín dụng đen hiệu quả hơn.

“Chúng tôi cũng đặt vấn đề có hay không sự bảo kê cho các đối tượng này của lực lượng chức năng”. Theo Bộ trưởng, qua điều tra hiện nay “chưa phát hiện trường hợp nào bao che, bảo kê cho tín dụng đen của các lực lượng, kể cả trong lực lượng công an”.

Quan điểm chúng tôi là xử lý nghiêm trường hợp bảo kê, liên quan đến bảo kê, không có vùng cấm nào liên quan đến hoạt động này. Nếu nhân dân, đại biểu Quốc hội phát hiện, chỉ ra vi phạm pháp luật về hoạt động này thì cứ trao đổi thông tin chúng tôi sẽ tích cực điều tra”, Bộ trưởng khẳng định.

Liên quan đến vấn đề tội phạm kinh tế, tham nhũng, buôn lậu hàng giả, nhất trí với đánh giá của Bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ trưởng Tô Lâm nêu rõ, những loại tội phạm này đang có chiều hướng gia tăng nhiều phương thức, thủ đoạn đa dạng;…

Bộ trưởng cho hay có hơn 4.000 website bán hàng điện tử chưa được đăng ký, tiềm năng xuất hiện rủi ro, vi phạm lớn. Tương tự, hoạt động tín dụng đen trên Internet đang phát triển, có 26 công ty thành lập website hoạt động theo mô hình cho vay này, quy mô lớn và chưa xử lý được.

Tham nhũng vặt như con đê có thể vỡ vì những tổ mối

Trả lời chất vấn của đại biểu về tham nhũng vặt, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ nêu rõ, tham nhũng vặt là tệ nạn gây bức xúc, nhức nhối dư luận nhân dân, liên quan đến đạo đức công chức, viên chức, “tuy là vặt nhưng tác dụng không vặt chút nào”.

Phó thủ tướng Vương Đình Huệ ví, “như con đê cao to, hùng vĩ, có thể bị vỡ bất cứ lúc nào do những tổ mối rất nhỏ”, có tác động làm phá hoại đạo đức cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình thực hiện, làm xói mòn niềm tin của người dân và doanh nghiệp, đồng thời làm tăng chi phí không chính thức của người dân, doanh nghiệp.

Phó thủ tướng cho biết, giải pháp thời gian tới là hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý kinh tế bảo đảm thống nhất, rõ ràng, không chồng chéo nhau, cản được chuyện tùy tiện trong quá trình thực thi pháp luật, của cả “anh” thực thi và “anh” kiểm tra, cơ quan thanh tra, kiểm toán. Tránh chuyện nhũng nhiễu, sách nhiễu từ chỗ pháp luật.

Bên cạnh đó, hoàn thiện quy định về quy chế, quy trình cho trách nhiệm thực thi công vụ, đạo đức công vụ, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu, đẩy mạnh cải cách hành chính công khai, minh bạch, ứng dụng công nghệ thông tin, cung cấp dịch vụ công lên cấp độ 4, là trả tiền qua mạng,..

“Có như vậy mới ngăn được người thực thi và người cung cấp dịch vụ công tham nhũng vặt. Bên cạnh đó, chúng ta cũng có hệ thống kiểm tra giám sát bằng công nghệ thông tin, camera giám sát và các hình thức khác”, Phó thủ tướng nói.

Cùng với đó, Phó thủ tướng cho rằng cần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong công tác quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm, luân chuyển, nhất là các ngành có rủi ro cao, nhất là bổ nhiệm cán bộ đứng đầu, những trưởng đoàn.

Giải pháp tiếp theo là nâng cao ý thức pháp luật trong nhân dân, phát huy vai trò của nhân dân với các phương tiện truyền thông, đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật, kể cả người được dịch vụ công phục vụ và người cung ứng dịch vụ công là cán bộ, công chức, viên chức, thay mặt cho Đảng và Nhà nước.

“Thủ tướng cũng đã ban hành Chỉ thị số 10 ngày 22.4.2019 và tổ chức Hội nghị toàn quốc về vấn đề này, chúng ta chấn chỉnh nhũng nhiễu, sách nhiễu và vòi vĩnh của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức trong lĩnh vực này và tới đây sẽ tạo ra một số chuyển biến”, Phó thủ tướng nói.

Lam Thanh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ trưởng Tô Lâm: Chúng tôi cũng đặt vấn đề có hay không bảo kê cho tín dụng đen