Về vấn đề giá thit lợn vẫn cao, Bộ trưởng cho biết dịch tả lợn Châu Phi là nguyên nhân cơ bản dẫn đến biến động giá. "Khắc phục tình trạng này, ngành đã có chủ trương phát triển các loại thực phẩm khác, đồng thời nhanh chóng đẩy mạnh tái đàn bền vững để đảm bảo cung cầu sớm gặp nhau, ổn định được giá thịt lợn", Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nêu.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói về giải pháp ổn định giá thịt lợn

13/06/2020, 19:28

Về vấn đề giá thit lợn vẫn cao, Bộ trưởng cho biết dịch tả lợn Châu Phi là nguyên nhân cơ bản dẫn đến biến động giá. "Khắc phục tình trạng này, ngành đã có chủ trương phát triển các loại thực phẩm khác, đồng thời nhanh chóng đẩy mạnh tái đàn bền vững để đảm bảo cung cầu sớm gặp nhau, ổn định được giá thịt lợn", Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nêu.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường giải trình một số nội dung - Ảnh: VPQH

Tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa 14 ngày 13.6, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNN) Nguyễn Xuân Cường đã giải trình một số nội dung có liên quan.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết 5 tháng đầu năm nền kinh tế đã bị tác động nặng nề của đại dịch COVID-19, tuy nhiên ngành nông nghiệp còn bị tác động nặng nề hơn vì phải chịu thêm hai tác động kép, đó là sự cực đoan của thời tiết khí hậu, và nhiều dịch bệnh xảy ra ở mức độ toàn cầu.

Ông Cường cũng chỉ rõ những tác động của biến đổi khí hậu hiện nay ngày một khốc liệt mà Việt Nam là 1 trong 5 quốc gia bị tổn thương lớn nhất. "Những hiện tượng như mưa đá đầu năm, lốc xoáy, hạn hán vụ xuân cho thấy sự dị thường về biến đổi thời tiết khí hậu ngày càng cực đoan hơn, tần suất mạnh hơn, ở tất cả các vùng miền trong tổ quốc. Bên cạnh đó dịch tả lợn Châu Phi, sâu keo mùa thu, châu chấu Châu Phi… có nguy cơ hoành hành", ông Cường nói.

Trước tình hình đó, Bộ trưởng cho biết Chính phủ đã chỉ đạo Bộ, ngành và toàn dân nhận rõ những khó khăn, thách thức, quyết tâm đến từng hộ dân, kết quả đạt được là vụ xuân vừa qua đã thu hoạch xong, năng suất tương đối cao, đảm bảo được yêu cầu về lương thực.

Ông Cường cho hay từ kết quả này đã đưa lại những kết quả kép đó là tổng sản lượng cao nhất trong mấy năm gần đây, đảm bảo về giá thành và mục tiêu xuất khẩu. Chỉ tiêu thực phẩm cũng đạt được mục tiêu đề ra. Đây là sự cố gắng vượt bậc của toàn dân dưới sự chỉ đạo sát sao của cả hệ thống chính trị, Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, ngành.

Về vấn đề giá thit lợn vẫn cao, Bộ trưởng cho biết, dịch tả lợn Châu Phi là một loại dịch bệnh hết sức nguy hiểm, tổng đàn lợn cả thế giới giảm 12%, tổng sản lượng thực phẩm bị khủng hoảng. Đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến biến động giá. "Khắc phục tình trạng này, ngành đã có chủ trương phát triển các loại thực phẩm khác, đồng thời nhanh chóng đẩy mạnh tái đàn bền vững để đảm bảo cung cầu sớm gặp nhau, ổn định được giá thịt lợn", ông Cường nêu.

Bộ trưởng cũng chia sẻ rằng Bộ cũng tập trung chỉ đạo các doanh nghiệp con giống cung cấp cho bà con, các địa phương có chính sách hỗ trợ con giống; khuyến cáo bà con lựa chọn các loại thực phẩm phong phú đa dạng như tôm, cá, gà, trứng... để tránh trục lợi tăng giá thịt lợn.

Về tình hình sạt lở, hạn hán ở một số vùng, Bộ trưởng cho biết, tình hình này diễn ra nghiêm trọng hơn tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nay Chính phủ đang bố trí nguồn lực để xử lý vấn đề này, tính toán lại toàn bộ các vấn đề có liên quan; bố trí ổn định lại sản xuất và đời sống người dân; tập trung các giải pháp về trồng rừng.

Liên quan đến vấn đề bảo vệ rừng, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết đang có chính sách hỗ trợ bà con và các chính sách phát triển rừng, vấn đề chi trả dịch vụ rừng đã tăng, tuy nhiên, tới đây cần tiếp tục tăng thêm để người dân tham gia giữ rừng. Thời gian tới, Bộ sẽ khảo sát đánh giá lại để đưa ra Chương trình phát triển rừng bền vững, tổng kết Quỹ bảo vệ và phát triển rừng, giải quyết một số vướng mắc trong chi trả dịch vụ môi trường rừng để đảm bảo việc bảo vệ, phát triển bền vững tài nguyên rừng, nguồn tài nguyên vô giá của đất nước.

Lam Thanh

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói về giải pháp ổn định giá thịt lợn