Phát biểu tại Lễ giao lưu, tôn vinh những tấm gương điển hình cấp học mầm non tại Hà Nội sáng 16.11, Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết giáo dục mầm non là nghề đòi hỏi nhiều kỹ năng, áp lực cao nhất, học sinh bé nhất, thời gian làm việc trong ngày dài nhất, lương thấp nhất so với bảng lương trong ngành giáo dục...

Bộ trưởng Giáo dục: Lương và chính sách chưa tương xứng với đóng góp của giáo viên mầm non

Hải Yến | 16/01/2020, 12:58

Phát biểu tại Lễ giao lưu, tôn vinh những tấm gương điển hình cấp học mầm non tại Hà Nội sáng 16.11, Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết giáo dục mầm non là nghề đòi hỏi nhiều kỹ năng, áp lực cao nhất, học sinh bé nhất, thời gian làm việc trong ngày dài nhất, lương thấp nhất so với bảng lương trong ngành giáo dục...

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cho biết hiện nay toàn quốc có15.501 trường mầm non, 201.291 nhóm lớp cùng với hơn 5,4 triệu học sinh, đạt tỷ lệ ra lớp trên 63%. Các thầy cô đến trường chăm sóc trẻ từ tinh mơ và trở về lúc chiều muộn; đối tượng dạy dỗ của các thầy cô là trẻ nhỏ và rất hiếu động, để đảm bảo tuyệt đối an toàn cho trẻ, trong suốt thời gian ở trường, các thầy cô phải luôn chân luôn tay, luôn mắt, không một giây phút nào được lơ là. Giáo viên phải làm việc trong thời gian của ngày dài nhất trong khi lương lại thấp nhất so với bảng lương của ngành giáo dục. Các thầy cô đến trường chăm sóc trẻ từ tinh mơ và rời trường vào lúc chiều muộn...

Hiện nay đời sống của giáo viên mầm non nhìn chung còn gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, nhận thức của xã hội và chính sách chưa tương xứng với vị trí, vai trò và sự đóng góp của họ. Vất vả, áp lực, đời sống khó khăn là thế nhưng bậc học thấp nhất này những năm vừa qua đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết việc hoàn thành các mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi đã tạo nên diện mạo mới cho bậc học nền tảng. Hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ được đổi mới; trẻ được chuẩn bị sẵn sàng, phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần, tình cảm kỹ năng xã hội, ngôn ngữ... để chuẩn bị vào học lớp 1.

Cả nướccó 127 giáo viên cấp mầm non được tôn vinh lần này

“Bao thầy cô bám thônbám bản, nỗ lực, dốc lòng dốc sức huy động trẻ đến trường, chăm từng bữa ăn giấc ngủ, bao tấm gương hy sinh cả niềm vui của gia đình để đến chăm sóc, giáo dục trẻ ở vùng sâuvùng xa. Có cô giáo đã tâm sựngày nào cũng đón các cháu đến trường, nhưng rất ít cơ hội được đưa đón con mình đi học” – Bộ trường Phùng Xuân Nhạ chia sẻ.

Trong thời gian tới, giáo dục mầm non tiếp tục thực hiện nghị quyết 29, thực hiện Luật Giáo dục 2019, cơ chế chính sách phát triển giáo dục mầm non sẽ được ban hành để tạo động lực phát triển giáo dục mầm non, chương trình giáo dục mầm non sẽ tiếp tục được đổi mới.

Tại buổi giao lưu, những giáo viên mầm non đến từ khắp mọi miền đất nước đã cùng chia sẻ những khó khăn, thách thức cũng như kinh nghiệm vượt qua để bám trườngbám lớp, nuôi dạy những mầm non của đất nước.

Dạ Thảo - Ảnh: Thiên Phú
Bài liên quan
Năm 2025, Hà Nam sẽ có trục đại lộ lễ hội hoành tráng, tôn vinh văn hóa dân tộc do Sun Group đầu tư
Trên trục đường dài 1,5km, rộng 150m, chạy theo kênh Vua Lê tại đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City, không lâu nữa, Sun Group sẽ “gọi dậy” những câu chuyện văn hóa tự hào của vùng đất Hà Nam để “làm đẹp” và gìn giữ những di sản vô giá bằng khát vọng của một thế hệ đương đại: đưa văn hóa dân tộc vào đời sống, để tôn vinh và bảo tồn…

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 1: Giá bấp bênh, diêm dân vẫn quyết không bỏ nghề
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Nghề làm muối ở tỉnh Bạc Liêu đã hình thành và phát triển đến nay trên 100 năm. Với diêm dân, nghề muối là nghề phải “đội nắng tắm sương” mới tạo ra được hạt muối ngon.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ trưởng Giáo dục: Lương và chính sách chưa tương xứng với đóng góp của giáo viên mầm non