Chiều 18.2, đại diện của Bộ GD-ĐT đã khẳng định chính Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đã đề nghị lãnh đạo TP.Hà Nội chỉ đạo xử lý dứt điểm vụ việc học sinh bị gãy chân tại trường tiểu học Nam Trung Yên.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT yêu cầu xử lý dứt điểm vụ học sinh bị gãy chân ở Nam Trung Yên

Hải Yến | 18/02/2017, 17:52

Chiều 18.2, đại diện của Bộ GD-ĐT đã khẳng định chính Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đã đề nghị lãnh đạo TP.Hà Nội chỉ đạo xử lý dứt điểm vụ việc học sinh bị gãy chân tại trường tiểu học Nam Trung Yên.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ yêu cầu các cơ quan chức năng cùng vào cuộc để sớm đưa ra kết luận chính xác, xử lý nghiêm những sai phạm trong vụ học sinh bị gãy chân tại trường tiểu học Nam Trung Yên gây bức xúc dư luận thời gian qua.

Cũng trong tuần qua, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã có cuộc trao đổi với chủ tịch UBND TP.Hà Nội trong vụ việc này để có hình thức xử lý nghiêm khắc, nếu có sai phạm để đảm bảo kỷ cương, nền nếp trong các hoạt động giáo dục. Đạo đức nhà giáo là vấn đề được toàn xã hội quan tâm. Tại một sự kiện mới đây của ngành giáo dục, ông Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã gửi thông điệp tới các thầy cô giáo trong toàn ngành: “Các thầy cô hãy phát huy tốt chuyên môn nghiệp vụ của mình, đặc biệt là hãy chăm sóc, giáo dục các em bằng lương tâm và tình yêu của những người cha, người mẹ. Hãy yêu thương, chăm sóc từng học sinh để các em được học tập, vui chơi, kết bạn và phát triển trong môi trường sư phạm thân thiện và sáng tạo, được tạo điều kiện để thể hiện những khát khao, mơ ước của mình. Hãy dẫn dắt các em sống tích cực, trung thực, có trách nhiệm với bản thân, gia đình và cộng đồng”.

Vụ việc mà báo điện tử Một Thế Giới đã đưa tin trước đó vào ngày 1.12.2016, em Trần Chí Kiên bị ngã gãy xương đùi tại trường tiểu học Nam Trung Yên. Anh Dũng - bố cháu Kiên kể: “Vào lúc 10 giờ 30, ngày 1.12, gia đình tôi nhận được điện thoại của giáo viên chủ nhiệm năm lớp 1 của cháu báo rằng giờ ra chơi, con đang chạy chơi ở sân trường thì bị ngã gãy chân, đang được các cô đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Nhi Trung ương”. Gia đình cho biết, theo lời của con trai, khi chạy về lớp, em va chạm với ôtô màu xanh nước biển đang di chuyển trong sân trường. Cháu nhận ra trên xe có cô hiệu trưởng và một cô giáo khác. Cô hiệu trưởng đã phủ nhận điều này.

Ngày 6.2, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung chỉ đạo Sở GD-ĐT Hà Nội và các bên liên quan xem xét, đình chỉ chức vụ hiệu trưởng của bà Ngọc để chờ kết luận vụ việc. Trong ngày 15,16.2 - báo điện tử Một Thế Giới nhận được sự chia sẻ của một số giáo viên khi họ bị ép viết tâm thư lên các lãnh đạo để "xin" giữ cô hiệu trưởng Tạ Thị Bích Ngọc ở lại trường vì những tâm huyết mà bà dành cho ngành giáo dục. Tuy nhiên, chính trong ngày 17.2, các cô giáo đã lên tiếng toàn bộ những sự việc mà hiệu trưởng báo cáo hoặc nêu trong biên bản đều không đúng sự thật. Các giáo viên đều cùng một quan điểm: "Sự thật chỉ có một và chúng tôi mong muốn các cơ quan chức năng sớm kết luận và xử lý nghiêm túc, để chúng tôi ổn định tâm lý, yên tâm giảng dạy".

Vụ việc tiếp tục được làm nóng lên khi đích thân Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã có cuộc nói chuyện với chủ tịch UBND TP.Hà Nội để đưa ra mức xử phạt nghiêm khắc về vụ việc cũng như sự gian dối của chính cô hiệu trưởng trường tiểu học Nam Trung Yên, Hà Nội.

Dạ Thảo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT yêu cầu xử lý dứt điểm vụ học sinh bị gãy chân ở Nam Trung Yên