Ngày 27.1, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đã trình bày tham luận tại Đại hội XIII của Đảng.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: Việc thừa, thiếu giáo viên cục bộ vẫn chưa được giải quyết

Dạ Thảo | 27/01/2021, 18:20

Ngày 27.1, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đã trình bày tham luận tại Đại hội XIII của Đảng.

Trình bày tham luận của mình, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước ta đã tạo được chuyển biến căn bản về chất lượng, hiệu quả. Hệ thống cơ chế, chính sách trong lĩnh vực GD-ĐT cơ bản được hoàn thiện. Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non, tích cực triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới. Đặc biệt chương trình tự chủ đại học được đẩy mạnh, chất lượng giáo dục được nâng lên.

phung-xuan-nha-dai-hoi-dang(1).jpg
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ trình bày tham luận tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII

Tuy nhiên, sau 7 năm triển khai thực hiện nghị quyết, bên cạnh kết quả, thành tựu mà ngành giáo dục đạt được vẫn còn một số hạn chế, bất cập như tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ vẫn chưa được giải quyết triệt để ở các địa phương. Chất lượng đội ngũ giáo viên chưa đồng đều, còn một bộ phận giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới, cá biệt có những giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo, gây bức xúc cho xã hội.

Một số hạn chế khác được Bộ trưởng Nhạ chỉ ra như quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông ở một số địa phương chưa phù hợp, còn tình trạng thiếu trường, lớp ở một số khu đô thị, khu công nghiệp; thiếu đất cho xây dựng trường học, đặc biệt là ở các thành phố lớn; quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học và sư phạm còn chậm.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, để tiếp tục thực hiện hiệu quả Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong giai đoạn 2021-2025, Bộ GD-ĐT sẽ phối hợp với các bộ, ngành và địa phương tập trung thực hiện tốt nhóm giải pháp cơ bản.

Trong giai đoạn đầu triển khai thực hiện nghị quyết, ngành giáo dục chọn đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá chất lượng là giải pháp đột phá; thông qua đó điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học cho phù hợp hơn.

Giai đoạn 2021-2025, ngành giáo dục chọn đổi mới cơ chế quản lý nhà nước và quản trị nhà trường là giải pháp đột phá. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, phát huy vai trò, trách nhiệm người đứng đầu trong các trường và các địa phương. Đồng thời, sắp xếp lại mạng lưới cơ sở đào tạo giáo viên theo hướng xây dựng một số trường đại học sư phạm trọng điểm tại các vùng, miền và củng cố các trường cao đẳng sư phạm, cơ sở đào tạo bồi dưỡng giáo viên ở các địa phương.

Bộ GD-ĐT cũng sẽ cho sắp xếp lại các trường đại học công lập một cách tinh gọn, hiệu quả. Đẩy mạnh kỹ năng dạy học trực tuyến, kỹ năng chuyển đổi số, triển khai dịch vụ công trực tuyến trong giáo dục, nhất là xét tuyển học sinh đầu cấp. Thực hiện thanh toán học phí không dùng tiền mặt; các loại hồ sơ, sổ sách, học bạ điện tử trong nhà trường.

Bài liên quan
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT giải trình cụ thể về chính sách đột phá tiền lương giáo viên
Sáng 20.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Nhà giáo. Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) có giải trình cụ thể về ý kiến đại biểu nêu ra liên quan chính sách đột phá về tiền lương, phụ cấp của nhà giáo tại dự luật.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 1: Giá bấp bênh, diêm dân vẫn quyết không bỏ nghề
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Nghề làm muối ở tỉnh Bạc Liêu đã hình thành và phát triển đến nay trên 100 năm. Với diêm dân, nghề muối là nghề phải “đội nắng tắm sương” mới tạo ra được hạt muối ngon.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: Việc thừa, thiếu giáo viên cục bộ vẫn chưa được giải quyết